3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế tổ chức, điều phối hoạt động đào tạo các học phần
lý luận chính trị giữa các đơn vị thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối một cách thống nhất hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV hệ chính quy tại các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN, đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị.
- Thống nhất quy trình và cơ chế chung trong quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT giữa Trường Đại học KHXH&NV với các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN từ khâu xây dựng kế hoạch đào tạo, đến khâu tổ chức điều phối giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo các học phần LLCT cho SV trong ĐHQGHN.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Hiện nay ở ĐHQGHN, quy chế đào tạo đại học chỉ quy định việc giảng dạy các học phần LLCT cho SV tại các đơn vị thành viên do Trường Đại học KHXH&NV đảm nhiệm. Việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên về quản lý đào tạo các học phần chung (trong đó các học phần LLCT) được ĐHQGHN giao quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên và khơng có chỉ đạo cụ thể nên cơng tác quản lý đào tạo các môn chung của các đơn vị diễn ra tự phát, theo lối mịn. Cơng tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV hệ chính quy chủ yếu do phịng Đào tạo của Trường Đại học KHXH&NV làm đầu mối chính liên hệ với phịng Đào tạo của các đơn vị thành viên trong tổ chức, điều phối quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT. Vì vậy, để thực hiện quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV hệ chính quy trong ĐHQGHN thì các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN cần có sự thống nhất và hồn thiện quy trình quản lý chung trong việc điều phối quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT.
Tăng cường sự liên thông, liên kết giữa các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự phối kết hợp trong đào tạo các học phần LLCT cho SV của các đơn vị.
Thực hiện sự phân cấp hợp lý ở mỗi đơn vị thành viên; phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa bộ phận quản lý đào tạo với đơn vị giảng dạy; giữa bộ phận quản lý đào tạo với các bộ phận quản lý khác trong cùng đơn vị.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Việc phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý hoạt động đào tạo học phần chung (trong đó có các học phần LLCT) khơng chỉ dừng lại ở một công việc đơn thuần, cố định mà nó địi hỏi phải có một q trình phối hợp nhịp nhàng, thông suốt nhằm tạo nên hiệu quả quản lý tốt nhất. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo các học phần LLCT cho SV hệ chính quy trong ĐHQGHN, nhà quản lý cần phải có cơ chế rõ ràng, cụ thể trong quản lý hoạt động đào tạo các học phần chung giữa Trường Đại học KHXH&NV với các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN trên cơ sở thống nhất các nội dung sau:
- Có văn bản thống nhất chung trong xây dựng kế hoạch đào tạo các học phần LLCT hợp lý về khối lượng mời giảng, quy mô lớp và thời gian học các đơn vị.
- Có văn bản thống nhất về chức năng, nhiệm vụ chung trong công tác quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV, nội dung chương trình, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá, quản lý đề thi, tổ chức thi và kết quả học tập của SV, CSVC, thiết bị dạy học, hợp đồng, thanh lý hợp đồng và thống kê giờ giảng, ra đề chấm bài khi kết thúc học kỳ…
Trên cơ sở cơ chế thống nhất chung, các đơn vị chủ động xây dựng và triển khai công tác quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV tại đơn vị mình theo đúng quy chế đào tạo của ĐHQGHN và quy định của nhà trường. Đồng thời phối hợp với đơn vị giảng dạy điều phối chung hoạt động đào tạo các học phần LLCT.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu đào tạo của đơn vị, đảm bảo phân bổ hợp lý, cân đối các lớp học phần LLCT mở trong năm học. Quy mô lớp học cần điều chỉnh số lượng đăng ký để đảm bảo chất lượng dạy và học của GV và SV.
- Cụ thể hóa trách nhiệm và quyền lợi giữa Trường Đại học KHXH&NV với các đơn vị thành viên khi tham gia quá trình quản lý đào tạo các học phần LLCT trong hợp đồng giảng dạy ngay trước khi bắt đầu học kỳ. Trong quá trình tổ chức đào tạo, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các quy định trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của người học và của mỗi bên tham gia hợp đồng. Đối với những sự việc phát sinh, hai bên phải cùng thống nhất trao đổi để đưa ra những quyết định phù hợp, đảm bảo hài hịa lợi ích chung giữa các bên và đảm bảo quyền
lợi cho SV.
- Tạo điều kiện cho SV trong việc xây dựng kế hoạch học tập của các nhân có thể đăng ký học các học phần LLCT tại các đơn vị thành viên khác trong ĐHQGHN và công nhận kết quả học tập các học phần LLCT của SV trong ĐHQGHN. Các đơn vị có SV đăng ký học các học phần LLCT tại đơn vị mình phải đảm bảo quyền lợi học tập của SV thuộc các đơn vị khác như SV trường mình.
- Các đơn vị thành viên có phân cấp cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV của đơn vị mình. Các bộ phận liên quan đến quản lý đào tạo các học phần LLCT cần thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo đúng phân cấp quản lý tại đơn vị mình và giảm tối thiểu có thể các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng quản lý đào tạo.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cơ chế quản lý, điều phối hoạt động đào tạo các học phần LLCT phải thực hiện đồng bộ, đảm bảo thống nhất ở các đơn vị và các bộ phận liên quan, thể hiện rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị từ khâu xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức điều phối giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập… nhằm tạo ra một quy trình quản lý khoa học và hiệu quả.
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của SV cần phải có sự phối hợp tích cực từ các đơn vị đào tạo nhằm có sự đánh giá tương quan giữa các bên. Phải có đánh giá tồn diện về cơng tác này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đối với người học.