Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 70)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính

2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Qua trò chuyện, trao đổi với một số lãnh đạo quản lý và GV, chúng tôi được biết: Hiện nay, đội ngũ GV giảng dạy các học phần LLCT cho các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN do Trường Đại học KHXH&NV quản lý. Những GV này đều có năng lực tốt trong giảng dạy, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng tốt trong quá trình thực hiện chương trình các học phần LLCT. Hàng năm, GV đều được cập nhật kiến thức về đường lối, chính sách, chủ trương mới cũng như các kết quả nghiên cứu mới nhất do BGD&ĐT hoặc các đơn vị tổ chức liên quan tổ chức.

Số liệu thống kê GV, số lượng GV cơ hữu giảng dạy các học phần LLCT tại Trường Đại học KHXH&NV như sau:

Bảng 2.13: Thống kê giảng viên cơ hữu giảng dạy các học phần LLCT

Học phần Số lƣợng giảng viên Tổng

PGS.TS TS Ths

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin 1 2 5 4 11

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin 2 2 5 2 9

Tư tưởng Hồ Chí Minh 0 4 3 7

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam 4 3 1 8

Tổng cộng 8 17 10 35

Theo số liệu thống kê ở bảng 2.13, tổng số GV cơ hữu của các bộ môn này là 35 người trong đó có 8 PGS.TS, 17 TS và 10 Ths, số Ths này hầu hết đang làm nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, số lượng GV cơ hữu giảng dạy các học phần LLCT hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng về số lượng so với nhu cầu đào tạo cho hệ chính quy trong ĐHQGHN. Do đó, một số GV thuộc biên chế cơ hữu của các bộ môn khác cũng tham gia giảng dạy các học phần LLCT do tính liên thơng của chương trình đào tạo trong trường và số GV này đáp ứng đầy đủ cá tiêu chuẩn đề ra. Ngồi ra, có những học kỳ nhu cầu mở các lớp học phần này quá nhiều, bộ mơn phải mời GV ngồi trường tham gia giảng dạy, các GV này đều được khoa và bộ môn kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi ký hợp đồng. Nhìn chung, đội ngũ GV đáp ứng tốt trong quá trình thực hiện chương trình các học phần LLCT. Việc mời GV cơ hữu của các bộ mơn khác trong trường và GV ngồi trường giúp đáp ứng đủ GV giảng dạy theo kế hoạch đào tạo các học phần LLCT của các đơn vị trong ĐHQGHN nhưng lại tạo sự thiếu chủ động trong việc sắp xếp GV. Thực tế cho thấy là có những học kỳ một số lớp phải hủy do GV không sắp xếp được lịch dạy theo kế hoạch đào tạo mà các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN mời giảng.

Về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, định kỳ hàng tháng khoa, bộ môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để báo cáo hoạt động của khoa và hoạt động giảng dạy của GV. Hoạt động này giúp cho lãnh đạo khoa và bộ mơn nắm được tình hình giảng dạy của GV.

Để đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 56 cán bộ và 47 GV. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thƣờng Không tốt

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cùng Ban Giám hiệu tham gia tổ chức và giám sát hoạt động dạy của GV

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) Điểm trung bình Rất tốt Tốt Bình thƣờng Khơng tốt

Tổ chức phân công nhiệm vụ giảng dạy cụ thể, phù hợp cho các tổ bộ môn và cá nhân giảng viên trong khoa

21 50 29 0 2.92

Tổ chức, triển khai các hoạt động sinh

hoạt của tổ chuyên môn 17 44 39 0 2.77

Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động

giảng dạy của GV 10 40 44 6 2.52

Theo dõi, giám sát nề nếp giảng dạy của GV (lên lớp đúng giờ, giáo án, đeo thẻ cán bộ khi lên lớp…)

12 29 53 6 2.47

Theo dõi, giám sát việc nghỉ dạy và kế

hoạch dạy bù của GV 5 28 52 15 2.23

Kiểm tra - giám sát việc hồn thiện hồ sơ mơn học của GV (gồm phiếu báo giảng hoặc hồ sơ môn học, bảng điểm thành phần…)

25 54 18 3 3.00

Tổng 2.62

Kết quả khảo sát về hoạt động dạy của GV cho thấy, công tác tổ chức quản lý hoạt động dạy của GV được đánh giá khác nhau. Hoạt động “Kiểm tra - giám sát

việc hồn thiện hồ sơ mơn học của GV (gồm phiếu báo giảng hoặc hồ sơ môn học, bảng điểm thành phần…)”, “Tổ chức phân công nhiệm vụ giảng dạy cụ thể, phù hợp cho các tổ bộ môn và cá nhân giảng viên trong khoa”, “Tổ chức, triển khai các hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn” và “Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy của GV” được đánh giá là thực hiện tốt với điểm trung bình lần lượt

X =3.00, X =2.92, X =2.77 và X =2.52. Bốn hoạt động này được thực hiện tương đối tốt vì nhà trường đã nhận thức khá rõ vai trò quan trọng của khoa và bộ mơn. Bên cạnh đó, có ba hoạt động chưa được đánh giá tốt là “Theo dõi, giám sát

nề nếp giảng dạy của GV (lên lớp đúng giờ, giáo án, đeo thẻ cán bộ khi lên lớp…)”,

“Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cùng Ban Giám hiệu tham gia tổ chức và giám

sát hoạt động dạy của GV” và “Theo dõi, giám sát việc nghỉ dạy và kế hoạch dạy bù của GV” với điểm trung bình dưới 2.50. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, giám

sát việc thực hiện kế hoạch dạy của GV chưa được theo dõi sát sao và thường xuyên. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các đơn vị trong quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy theo lịch trình đào tạo của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị cho sinh viên hệ chính quy trong đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)