1.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo các học phần lý luận chính trị
1.3.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Mục đích của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV nhằm giúp SV tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu học tập từ đó tự điều chỉnh phương pháp học cho hiệu quả, ngồi ra cịn nhằm động viên, khích lệ và tạo động lực học tập cho ; giúp GV tự đánh giá mức độ hiệu quả của giờ dạy, theo dõi sự tiến bộ của từng SV từ đó có những điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học; giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ dạy và học từ đó có những quyết định điều chỉnh kịp thời trong quản lý hoạt động này. Để kiểm tra, đánh giá có thể hồn thành tốt các vai trò và chức năng của mình, cần phải xây dựng hệ thống cơng cụ và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cũng như kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường một cách tồn diện, chính xác và khách quan.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV bao gồm: quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá cuối kỳ.
1.3.5.1. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên là hoạt động của GV sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức dạy học nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của học phần, đồng thời qua đó có được những thông tin phản hồi giúp GV, SV điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp.
Kiểm tra đánh giá giữa kỳ là hoạt động của GV vào những thời điểm đã được quy định cụ thể trong đề cương bài giảng, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu học phần ở giai đoạn học tương ứng của SV.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá; quản lý điểm thường xuyên và điểm giữa kỳ.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Việc kiểm tra, đánh giá và chấm điểm thường xuyên và điểm giữa kỳ của mỗi học phần do GV lớp trực tiếp thực hiện và thông báo kết quả cho SV.
- Hình thức kiểm tra, trọng số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và giữa kỳ được quy định cụ thể trong đề cương bài giảng.
- Nội dung kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong đề cương bài giảng và do GV quyết định.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá điểm thường xuyên và giữa kỳ bao gồm cả các trường hợp không đủ điều kiện thi được gửi về phòng Đào tạo quản lý sau khi kết thúc giảng dạy.
1.3.5.2. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá cuối kỳ
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá cuối kỳ gồm các nội dung: việc xây dựng lịch thi hết học phần, chuẩn bị đề thi, tổ chức thi, tổ chức chấm thi hết học phần và tổng hợp điểm môn học.
phần trên cơ sở thống nhất với khoa, bộ môn và SV. Việc xây dựng lịch thi phải tuân thủ những quy định chung trong quy chế đào tạo hiện hành của nhà trường và quy chuẩn các bước xây dựng lịch thi.
Tổ chức và chỉ đạo thi: lịch thi kết thúc học phần sau khi được xây dựng phải được cập nhật vào phần mềm đào tạo và cơng khai tồn trường. Để thực hiện tốt công tác tổ chức và chỉ đạo thi phải có sự phân cơng, phân cấp giữa nhà trường, khoa, bộ mơn và các phịng chức năng trong theo dõi và thực hiện lịch thi kết thúc học phần từ khâu ra đề, phân công cán bộ coi thi, tổ chức thi, chấm thi đến khâu cuối cùng tổng hợp điểm môn học và công bố điểm cho SV.
Kiểm tra, giám sát hoạt động thi: đây là khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá đảm bảo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện đúng quy chế đào tạo và tính khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Hoạt động này càng chặt chẽ và đúng quy trình, quy chuẩn thì càng đánh giá đúng chất lượng của người học.