3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Qua đề xuất và phân tích 5 biện pháp trên, chúng tơi có một số nhận xét về mối quan hệ giữa các biện pháp như sau:
Năm biện pháp trên khơng tồn tại riêng lẻ mà có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện biện pháp kia và ngược lại. Do đó, sử dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp là yếu tố quan trọng đầu tiên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo các học phần LLCT cho SV trong ĐHQGHN.
Trong năm biện pháp trên, biện pháp “Hoàn thiện cơ chế tổ chức, điều phối
Đại học Quốc gia Hà Nội” là cơ sở, điều kiện để thực hiện bốn biện pháp còn lại.
Hoạt động quản lý đào tạo các học phần LLCT giữa các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN có cơ chế tổ chức rõ ràng, thống nhất thì các hoạt động liên quan đến quản lý đào tạo nói chung và dạy học nói riêng mới có thể diễn ra trơi trảy và thuận lợi.
Biện pháp “Tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giảng viên” và biện
pháp “Tăng cường quản lý hoạt động học của sinh viên” hai biện pháp quan trọng có tính mục tiêu và có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo các học phần LLCT cho SV trong ĐHQGHN. Bởi như chúng ta đã phân tích ở chương 1, các học phần LLCT bao hàm những nội dung trừu tượng và khối lượng kiến thức phải lĩnh hội lớn nếu như SV khơng tự giác, tích cực học tập thì sẽ cảm thấy khó học và chán nản; GV khơng đảm bảo dạy đủ thời lượng, nội dung của mơn học, khơng tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, khơng hướng dẫn SV cách tiếp cận và học tập mơn học thì sẽ dẫn đến việc học đối phó, chất lượng học tập đối với môn học giảm sút. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo.
Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên” mang tính thiết yếu, không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Kết quả kiểm tra đánh giá là thước đo để đánh giá chất lượng dạy và học của thầy và trị. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV càng khách quan, chính xác và tồn diện bao nhiêu thì kết quả đánh giá chất lượng đào tạo càng chính xác bấy nhiêu.
Biện pháp “Chỉ đạo quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện kỹ
thuật phục vụ đào tạo” là biện pháp mang tính hỗ trợ làm cho cơng tác quản lý hoạt
động đào tạo hiệu quả hơn. Ngày nay, Việt Nam đang tiếp cận và học tập các nước tiên tiến trong đổi mới giáo dục. Việc áp dụng phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý đào tạo nói chung và dạy học nói riêng đã giúp ích rất nhiều cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý giúp cho công tác quản lý đào tạo được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Trong dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực địi hỏi GV phải sử dụng nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm giúp SV tiếp
cận với kiến thức nhiều hơn, thực tế hơn, tài liệu tham khảo phong phú. Điều này giúp cho chất lượng dạy và học được nâng cao.
Quản lý hoạt động đào tạo mà trong đó quản lý hoạt động dạy và học là hoạt động trọng tâm của nhà trường, có quản lý tốt hoạt động dạy học của GV (là điều kiện cần) mới quản lý tốt được hoạt động học của SV (là điều kiện đủ), đồng thời phải thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV để thu thập được thông tin phản hồi của hoạt động dạy học nói riêng cũng như hoạt động đào tạo nói chung, từ đó GV điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với mục đích, u cầu của mơn học; SV thay đổi phương pháp học để đạt kết quả cao hơn; nhà quản lý ra quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường.