Đặc trưng về chất liệu và loại hình:

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 85 - 93)

b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng

3.1.1. Đặc trưng về chất liệu và loại hình:

Trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, các di vật thể hiện hình tượng nữ có số lượng khiêm tốn so với hình tượng nam giới, hình tượng động vật, thực vật hoặc các biểu tượng mang ý nghĩa tôn giáo.

Theo những số liệu mà tác giả đã thống kê được, cho đến nay hình tượng nữ được tìm thấy nhiều nhất trên chất liệu đá với loại hình chủ yếu là tượng trịn. Từ thời xa xưa, nhiều dân tộc trên thế giới đã quan niệm đá là vật thể mang tính thiêng, đóng vai trị quan trọng trong các mối liên hệ giữa trời và đất [1: 268], đá cũng là biểu tượng của Đất Mẹ, hơn nữa với đặc tính cứng rắn, ít chịu sự tác động của thời gian nên đá được các nghệ nhân cổ chọn làm nguyên liệu khắc tạc tượng thần, trong đó có các nữ thần của Hindu giáo. Ở Nam Bộ, tượng đá đều là tượng thần hoặc các con vật, biểu tượng liên quan đến tôn giáo và gần như chưa thấy đá được dùng để thể hiện hình tượng người thường.

Loại đá sử dụng phổ biến để tạc nên những pho tượng nữ thần là sa thạch. Chúng thường có màu xám hoặc xám đen. Khơng riêng gì tượng nữ thần, các pho tượng thờ và một số cấu kiện kiến trúc ở Nam Bộ thuộc thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo cũng được làm từ loại đá này.

Sa thạch hay còn gọi là cát kết (sandstone) là đá trầm tích vụn cơ học với thành phần gồm các hạt cát chủ yếu là fenspat và thạch anh được gắn kết bởi ciment silicat, canxi, oxit sắt… Tùy theo từng loại ciment mà sa thạch có màu sáng, xám, lục, đỏ. Chúng được tạo thành từ các hạt bị gắn kết mà các hạt này lại có thể là các mảnh vỡ của đá đã tồn tại trước đó hoặc là đơn tinh thể của các khoáng vật. Các chất kết dính hay cịn gọi là ciment gắn kết có tác dụng gắn các hạt này với nhau, chủ yếu là canxit, các khoáng vật sét và các khống vật silica. Kích thước các hạt cát trong sa thạch nằm trong khoảng 0,1mm – 2mm. Do cấu trúc của sa thạch được gắn kết với nhau bởi những hạt mịn nên không bị vỡ theo vệt hoặc tảng. Sa thạch thông thường tương đối mềm và dễ gia cơng [92], có lẽ vì thế nên nó được chọn làm

nguyên liệu chủ yếu trong điêu khắc tượng trịn. Hơn nữa nguồn ngun liệu này có thể tìm thấy trong các mỏ đá ở Tri Tôn (An Giang) hoặc trên các đảo ngoài vịnh [29: 10] và một vài nơi khác ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, xa hơn nhưng cũng có thể tiếp cận được đó là nguồn sa thạch có số lượng lớn ở Phnom Kulen (Campuchia) [82: 127], sa thạch ở Quảng Nam, Đà Nẵng, nơi đã từng cung cấp nguyên liệu cho ngành tạc tượng ở các trung tâm của Champa sau này [63: 29].

Hình tượng nữ trên chất liệu đất nung bao gồm các loại phù điêu trang trí trên đồ gốm, phù điêu trang trí kiến trúc và phù điêu trên diềm ngói. Nguồn nguyên liệu đất nung có lẽ đã được khai thác tại chỗ, bao gồm nguồn đất sét phân hóa từ đá hoa cương và nguồn sét cấu tạo từ đất phù sa ở Nam Bộ [29: 112]. Thành phần đất nung ở mỗi loại hình khơng giống nhau:

- Đối với loại đồ gốm có trang trí phù điêu, cho đến nay mới chỉ tìm thấy một mảnh thân bình gốm có trang trí dạng phù điêu đắp nổi, trên đó thể hiện hình ảnh con người, đặc biệt là một phụ nữ chơi đàn harp cùng với một khán giả mà khó có thể phân biệt là nam giới hay nữ giới. Đây là mảnh vỡ từ một chiếc bình có kích thước khá lớn, xương gốm mịn, màu xám, dày, cứng chắc, mặt ngoài mịn, có màu hồng nhạt. Loại gốm này xuất hiện vào thời kỳ phát triển của văn hóa Ĩc Eo. Nó thường là chất liệu làm nên những loại đồ đựng sang trọng hoặc mang tính thẩm mỹ cao. Mặc dù nó đã bị chơn vùi rất lâu trong lịng đất, nhưng quan sát hình ảnh đắp nổi trên mảnh gốm, ta có thể thấy những chi tiết rất nhỏ như chiếc bờm xù của con sư tử; những lọn tóc xoăn, những chiếc vịng cổ, nếp váy xếp của người phụ nữ; sợi dây đàn đều hiện lên rõ ràng, tinh tế, chứng tỏ mảnh gốm được làm từ loại chất liệu rất mịn và có nhiệt độ nung rất cao mới có thể bảo lưu những hình ảnh đó qua nhiều kỳ ngập lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng mấy trăm năm. Nguồn nguyên liệu này có thể là nguồn nguyên liệu địa phương được lọc kỹ nhưng vẫn cịn sót lại những hạt laterit rất nhỏ màu nâu đỏ lấm tấm trên mặt ngoài của mảnh gốm. Điều này cũng chứng tỏ rằng, hiện vật đã được sản xuất tại chỗ với những chủ đề ngoại nhập và niên đại của nó có thể muộn hơn niên đại đã được đốn định dựa vào hình ảnh trên mảnh gốm.

- Đối với loại phù điêu đất nung dùng trong trang trí kiến trúc, chất liệu tạo nên chúng thường là đất sét đỏ nung chín, loại đất sét có nguồn gốc địa phương

thường lẫn nhiều đốm đỏ laterit. Hai phù điêu đất nung thể hiện hình đơi nam nữ và cái đầu của một cô gái cũng được làm từ nguồn đất sét địa phương. Trừ tấm phù điêu thể hiện đầu của cô gái đã bị hủy trong vụ nổ Sở thuốc ở Sài Gịn, tấm phù điêu có hình đơi nam nữ cho thấy chất đất không được lọc kỹ, thời gian đã làm cho bề mặt hiện vật bong tróc để lộ ra lớp xương bên trong khá thơ và có nhiều đốm đỏ. - Đối với loại diềm ngói có phù điêu hình phụ nữ, hầu như chúng được làm từ loại đất sét lọc kỹ và nung ở nhiệt độ cao nên bề mặt và xương ngói thường mịn, có một màu thuần nhất từ trong ra ngoài và cứng đanh. Màu sắc thường gặp ở các mảnh diềm ngói là màu đỏ gạch hoặc xám tro.

Trên chất liệu đồng, hình tượng nữ được thể hiện trong hình thức tượng trịn. Đó là đầu của một phụ nữ kiểu Trung Quốc (Óc Eo) và một pho tượng nữ thần Mahisasuramardini (Kè Một) đứng trên bệ đầu trâu. Không như chất liệu đá, đồng không những được dùng để tạo ra hình tượng thần thánh mà cịn tạo nên hình tượng người phàm tục. Cũng với chất liệu này, cho đến nay đã tìm thấy nhiều loại hình di vật khác như gương đồng, đồ trang sức, nhạc cụ, công cụ sinh hoạt, công cụ sản xuất… Tuy nhiên, so với số hiện vật bằng vàng và bằng thiếc, hiện vật bằng đồng không nhiều lắm. Có thể do chất đất ở Nam Bộ cùng với những đợt lũ quét hàng năm đã hủy đi các đồ đồng trong lịng đất, hoặc có thể do nguồn kim loại này không nhiều ở Nam Bộ nên người xưa có thể đã nấu chảy chúng để chế tạo các loại đồ vật khác.

Nghề đúc đồng đặc biệt là đúc tượng đồng có lẽ đã phát triển trong văn hóa Ĩc Eo mặc dù ngày nay chúng ta khơng cịn nhiều di vật chứng minh cho sự phồn thịnh một thời của nó. Pho tượng Mahisasuramardini có thể đã được những nghệ nhân Óc Eo tạo nên dựa trên khuôn mẫu của những nữ thần bằng đá. Nữ thần đứng trên bệ đầu trâu với hai tay sau giơ ngang cầm vỏ ốc và bánh xe, hai tay trước đều chống gậy, một đặc điểm mà Trần Thị Lý cho rằng có thể nữ thần đã cầm một cây gươm và một cây chùy như sự thể hiện nữ thần này ở Ấn Độ hoặc do thói quen của việc sử dụng cung chống để giữ vững các tượng đá mà trên tượng đồng không cần thiết phải làm như vậy.

Khác với đồ đồng, đồ bằng thiếc hoặc hợp kim thiếc – chì được tìm thấy rất nhiều ở Nam Bộ. Loại hình di vật được làm từ kim loại này vô cùng đa dạng như

những tấm bài để trang sức trên ngực kèm theo bộ phận để đeo vào cổ thể hiện hình người, hình động vật hoặc các chủ đề tơn giáo; đồ trang sức vừa có cơng dụng như một loại bùa để phòng bệnh, trừ tà ma hoặc mang tính chất tơn giáo hoặc là cặp chì để niêm phong các gói hàng; các con dấu; tiền tệ; quả cân… Thiếc đã được sử dụng để chế tác các vật trên có lẽ vì nhu cầu khá lớn hoặc vì cơng nghiệp làm đồ thiếc ở địa phương có điều kiện sản xuất một cách dễ dàng, cũng có thể là thiếc được coi trọng trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo. Giả thuyết này càng vững chắc khi chúng ta liên hệ với chì, một kim loại tầm thường trên thị trường hiện nay, nhưng đã được sử dụng từ lâu đời trong công nghiệp Ấn Độ, người xưa đã dùng chì chế tác thành những tấm bùa, trên đó có khắc chữ Phạn hoặc các biểu tượng Ấn Độ giáo [29: 317]. Tuy nhiên, hình tượng phụ nữ thể hiện trên chất liệu này mới chỉ tìm thấy một tấm bài được cắt theo hình dáng của một phụ nữ trong tư thế đứng lệch hông mạnh (tribhanga), 2 con dấu có hình phụ nữ chải tóc và 2 bùa đeo có một mặt thể hiện hình người phụ nữ trong tư thế tĩnh tọa đế vương và mặt kia thể hiện vỏ ốc .

Thật khó xác định niên đại cụ thể cho nhóm hiện vật này vì đa số chúng được tìm thấy trên bề mặt di tích. Tuy nhiên, căn cứ vào phong cách cũng như chủ đề thể hiện trên tác phẩm có thể nhận thấy nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ I – VI, thời kỳ tồn tại và phát triển của văn hóa Ĩc Eo.

Theo Lương Thư, Phù Nam có sản xuất vàng, bạc, đồng và thiếc [50: 178]. L. Malleret cho rằng đồng và thiếc được khai thác ở những vùng lệ thuộc vương quốc, nằm ngoài các tỉnh đồng bằng vì ở Nam Bộ hiếm các kim loại này. Theo E. Joubert, ở hạ Lào, gần Bát – xắc và Xaravan có mỏ cacbonat đồng và người ta cũng đã phát hiện được quặng Oxyt đồng gần Óc Eo, ở Hịn Chơng (thuộc Kiên Giang ngày nay). Dấu vết của quặng đồng còn xuất hiện ở cao nguyên Lang – bian. Hiện nay, một số mỏ đồng có thể tìm thấy ở Bắc Bộ, trên bờ sơng Đà, ở thượng Lào phía Bắc Xiêng Khoảng, vùng thượng lưu sông Cửu Long ở tỉnh Cam – mon. Ngày nay tộc người Gia Rai và Xê Đăng ở Tây Nguyên còn khai thác đồng theo phương pháp cổ truyền, đủ đáp ứng nhu cầu rất thấp của cư dân trong vùng qua các thời kỳ. Nếu thiếu thì ở vị trí trung tâm của các đường giao thông biển và nội địa như Óc Eo, Cạnh Đền, Cần Giờ… người xưa sẽ dễ dàng nhập khẩu những hàng hóa cần thiết.

Ở Đơng Dương, thiếc thường xuất hiện dưới dạng byoxit thiếc lẫn trong đất phù sa và được khai thác dễ dàng bằng thùng lọc. Người ta đã phát hiện được vết tích của những cơ sở khai thác quặng thiếc cổ xưa ở Bắc Bộ, ở miền Trung Lào, phía bắc Thakhek. Dấu vết thiếc và đồng dưới dạng Malachite và mỏ galen trong đá hoa cương xuất hiện rải rác trên một số địa điểm ở Campuchia, trên núi Phnom Kêro gần Rơviêng, trên các núi ở phía nam cao ngun Boloven. Người ta cũng nói đến những mỏ thiếc và đồng ở bắc Campuchia, ở miền núi tỉnh Kompong Spư, và sát Ĩc Eo, trong đá núi Tri Tơn. Những mỏ ấy cũng được tìm thấy gần Phan Thiết và ở giữa Phan Rang – Đà Lạt nhưng cũng không thể khẳng định được rằng những địa điểm xa xôi ấy đã tiếp tế thiếc cho các địa phương miền Nam, và cũng khơng có bằng chứng cho thấy những mỏ ấy đã được phát hiện từ đời cổ đại. Tuy nhiên, một số tộc người vùng núi ở miền trung Đông Dương ngày nay (như người Bana ở Kon Tum) vẫn còn bảo lưu truyền thống ưa dùng những đồ trang sức bằng thiếc chứng tỏ ngày xưa họ đã tìm ra một số mỏ thiếc ở vùng này [29: 225, 296 – 297] gợi cho ta ước đốn ít nhiều về nguồn cung cấp thiếc cho cư dân văn hóa Ĩc Eo ngày trước. Ngồi đồng và thiếc, bạc cũng được sản xuất và tiêu dùng trong thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo nhưng hầu như chỉ được sử dụng để đúc tiền và rất ít thấy sử dụng làm đồ dùng hay đồ trang sức. Cho đến nay mới chỉ tìm thấy một số nhẫn làm bằng bạc, trong đó có một chiếc nhẫn dấu thể hiện hình phụ nữ trên mặt đeo của chiếc nhẫn.

Văn hóa Ĩc Eo ít có những đồ bạc nguyên chất, chúng thường pha lẫn với kim loại khác như đồng hoặc vàng. Hiện tượng này có thể do bạc là thứ phẩm trong khi khai thác các kim loại khác, hơn nữa các mỏ ga-len chứa khoáng bạc hầu như chỉ tập trung ở Nam Trung Bộ (gần Ya – bắc, khu vực ở bắc Phan Rang và gần Cơ – rông - pha), ở Campuchia (Nông Ker, gần Rơ – viêng, trên các dãy núi phía nam cao nguyên Boloven, trong các triền sông Mekong và chi lưu của nó, miền Cơm – pơng – xpơ, ở Cat Công, trong tỉnh Campot) và nhiều nhất ở Nam Lào (vùng Bát – xắc và Attopeu). Ở Nam Bộ, mạch ga – len được phất hiện gần Óc Eo trong dãy núi Tri Tơn [30: 147 – 148]. Có lẽ vì bạc là thứ kim loại hiếm nên nó chỉ được dùng để đúc tiền và ít khi sử dụng để chế tác đồ trang sức.

Đồ vàng nói chung có số lượng khá lớn trong kho tàng cổ vật văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo. Chúng khơng những có số lượng lớn mà cịn phong phú về loại hình, trong số đó, đề tài phụ nữ đã được thể hiện trên 1 huy hiệu tròn và 6 lá vàng mỏng với đủ kích cỡ, mặc dù không nhiều lắm nhưng so với các loại chất liệu khác, ngồi đá và gốm, hình ảnh phụ nữ thể hiện trên vàng khá nhiều. Nếu như chúng ta nhớ rằng, đồ vàng Ĩc Eo cịn lại cho đến ngày nay chỉ là một phần nhỏ so với số lượng đồ vàng đã bị thất thốt bởi những đợt đào trộm thì những lá vàng có hình phụ nữ có thể cũng khơng phải ít.

Nguồn ngun liệu vàng của Ĩc Eo có thể là nguồn nguyên liệu tại chỗ hoặc nhập về từ những vùng lân cận như miền đông Campuchia và hạ Lào. Ở những nơi này đã phát hiện được vàng sa khống. Tuy nhiên, vàng cũng có thể được nhập vào Óc Eo từ Attopeu và Sé Khong (Tây Nguyên) [23: 182], ở Bồng Miêu thuộc tỉnh Quảng Nam, ở phía tây bắc Battampang và ở Nơng Luan thuộc miền bắc Kompong Thom (Campuchia) và xa hơn là từ các địa điểm có khống vàng ở Bắc Bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng khơng thể loại trừ khả năng có sự trao đổi qua lại giữa Đông Dương với Nam Dương và Mã Lai [29: 4].

Nhiều chương trình khảo sát từ thời L. Malleret đến nay ở đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra vấn đề về sự tồn tại của vàng sa khoáng ở vùng này. Trong đợt lấy mẫu cát tại Gị Ĩc Eo thuộc xã Vọng Thê (huyện Thoại Sơn) (tọa độ: 10°13’32” vĩ độ Bắc – 105°9’17” kinh độ Đông) vào ngày 5 tháng 5 năm 1978, các cán bộ Trạm nghiên cứu của Viện Địa chất & Khoáng sản (trước kia là Viện nghiên cứu Địa chất – Khống sản) thuộc Viện Khoa học & Cơng nghệ Quốc gia đã ghi nhận:

“Trong lớp cát cách mặt đất 20cm cịn tìm thấy một số hạt vàng. Những hạt

vàng này là những vảy mỏng, cong queo, khơng theo một quy luật về hình dạng nhất định, mầu vàng, vàng – xanh và rất nhỏ, không thấy được bằng mắt thường. Theo nhân dân địa phương, ở vùng này xưa kia nhân dân đã từng đãi cát lấy vàng và có người đã nhặt được các đồ trang sức bằng vàng như nhẫn và các đồ dùng khác. Hiện nay trên mặt đất, nhóm chúng tơi cũng đã nhặt được mảnh vàng to bằng hạt gạo.

Về mặt địa chất, chúng tôi nghĩ rằng vàng ở đây có thể là sản phẩm do sự phá hủy từ các khối granite lân cận vận chuyển xuống. Trong q trình phong hóa,

vận chuyển do thiên nhiên (gió, nước mưa, nhiệt độ thay đổi .v.v…) và vì có tỷ trọng

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)