b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng
3.3.2. Đối với văn hóa Champa
Trong tình hình tư liệu hiện biết, việc so sánh các hình tượng nữ ở của văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo với Champa chỉ có thể thực hiện qua các tác phẩm điêu khắc tượng tròn và phù điêu
Hình tượng nữ trong điêu khắc Ĩc Eo có mối quan hệ với nghệ thuật điêu khắc đá thuộc văn hóa Champa ngay từ giai đoạn đầu tiên (thế kỷ VII) của nghệ thuật điêu khắc Champa, tương ứng với giai đoạn hậu Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ. Các tác phẩm điêu khắc nữ thần ở Óc Eo đã tạo nguồn cảm hứng cho nghệ nhân Champa trong việc thể hiện các nữ thần của dân tộc mình. Nét mặt tươi tắn, nụ cười hiền hậu, nhẹ nhàng trên một số tượng nữ thần Óc Eo được thể hiện trên phù điêu Saravati – “nụ cười Chánh Lộ” (gương mặt thể hiện sự hiền hòa, điểm một nụ cười rất tươi ở miệng). Kỹ thuật dùng cung chống để giữ vững tượng được thể hiện rõ qua tượng Tara ở Đại Hữu (Quảng Bình) (niên đại thế kỷ VIII - IX) ở tư thế đứng thẳng, tay cầm hai cây gậy – thực chất đó chính là giá đỡ giữ thăng bằng cho tượng, kỹ thuật này rất phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc tượng tròn thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo nhưng lại không phổ biến trong điêu khắc đá Champa.
Và một đặc điểm ảnh hưởng của điêu khắc đá Óc Eo đó chính là chiếc sarong quấn ngang bụng có dải nếp nhăn ở trước bụng ngắn hơn vạt sarong, chiếc sarong ôm lấy hông, đùi rồi loe nhẹ ở phần dưới mà trong các giai đoạn sau vẫn
xuất hiện ở hình tượng nữ Champa nhưng được trang trí thêm rất nhiều họa tiết hoa văn – để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người Champa xưa. Điều này thấy rõ qua chiếc sarong của Tara ở Đại Hữu – Quảng Bình, nữ thần Uma ở Đồng Phúc – Quảng Nam là lặp lại cách thể hiện hình dáng, cách trang trí hoa văn trên vải của các nữ thần trong văn hóa Oc Eo.
Sự khác biệt giữa điêu khắc Óc Eo và Champa là các hình tượng nữ của Ĩc Eo khơng nhiều và thường được thể hiện trong tư thế tĩnh, nét mặt hiền hòa, tươi tắn, gần gũi, tóc được búi cao, ít có trang sức như hình tượng nữ trong điêu khắc Champa; thân hình trịn trịa, các yếu tố phụ nữ ở đây không được diễn tả đậm nét (ngực và hông không quá lớn, eo không quá nhỏ); trang phục chủ yếu là sarong dài đến bụng chân hoặc mắt cá chân,… điều này hồn tồn khác với hình tượng nữ trong nghệ thuật điêu khắc Champa thường được đặc tả trong dáng vẻ rất yêu kiều, rất thu hút và quyến rũ, đặc biệt là tính hồnh tráng, đầy sức sống của các tác phẩm thông qua các động tác ta cứ tưởng như là liên tục.
Một loại hình rất phổ biến trong văn hóa Champa nhưng hầu như vắng mặt trong nghệ thuật điêu khắc Óc Eo – đó là các tiên nữ Apsara. Trong văn hóa Champa, các hình tượng Apsara nhảy múa đã trở thành những tác phẩm độc đáo, hàm súc và đặc trưng cho nền điêu khắc Champa mà khó có thể nhầm lẫn với các nền nghệ thuật khác. Ở Ĩc Eo, các hình tượng này hầu như vắng bóng, ở lĩnh vực tượng trịn cũng như các loại hình hiện vật khác [68: 60 – 62]. Các nữ thần ở Ĩc Eo khơng nhiều và chỉ tập trung ở hình tượng Laksmi và Mahisasuramardini của Hindu giáo. Trên một số lá vàng có hình tượng của các nữ thần giữ đền và nữ thần mẹ - nữ thần phồn thực, biểu hiện của nữ thần Lajja – Gauri, đó là những nữ thần có thể đáp ứng được nguyện vọng của cư dân Óc Eo cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, bn bán thuận lợi và gia đình được sung túc. Các vị nữ thần tượng trưng cho âm nhạc và nghệ thuật, cũng như các hình tượng nữ thần liên quan đến Phật giáo khơng thấy xuất hiện. Điều đó gợi lên nhiều vấn đề để tiếp tục nghiên cứu về các hình tượng nữ thần trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo.