từng tồn tại chế độ mẫu hệ với tín ngưỡng tơn thờ nữ thần mẹ và sinh thực khí, một đặc trưng của những cư dân có truyền thống nơng nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kỳ trước khi văn hóa Ấn Độ tràn đến vùng này, các hình tượng về nữ thần dường như không phổ biến mà chỉ xuất hiện dưới dạng biểu tượng như hình núm vú. Dưới sự lan tỏa của văn hóa Ấn Độ và các hoạt động hàng hải, Phật giáo và Hindu giáo cũng đi theo và cắm rễ nơi đây. Nhiều hiện vật của Ấn Độ và vùng Địa Trung Hải được truyền bá vào văn hóa Ĩc Eo. Nhiều hiện vật thể hiện phù điêu hình người như hình hồng đế La Mã đúc nổi trên đồng tiền vàng, hình một phụ nữ dập nổi trên huy hiệu, hình tượng vua Ba Tư khắc trên một mảnh thủy tinh. Chúng làm phong phú thêm sưu tập các thể loại và đề tài phù điêu được chế tác hoặc du nhập vào thời đại Óc Eo, và chắc hẳn đã ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm thẩm mỹ của các nghệ nhân và cộng đồng trong sáng tác cũng như trong thẩm định nghệ thuật [78: 323 – 324]. Bắt đầu từ đây, nhiều hiện vật mới đã xuất hiện trong văn hóa Ĩc Eo, trong đó có loại hình phù điêu trên đất nung với đề tài hình người, sư tử, mặt hề, quái vật… Những kudu mơ phỏng mơ típ vịm cuốn trong các điện đường Phật giáo xuất hiện ở Óc Eo như là sự thể nghiệm các chủ đề ngoại nhập dưới hình thức bản địa. Hình đơi nam nữ trên Kudu ở Bảo tàng An Giang có lẽ là hiện vật xuất hiện sớm nhất trong các loại hiện vật thể hiện hình tượng phụ nữ. Cơ gái trong kudu này được diễn tả với sự trẻ trung, hồn nhiên và mang tính bản địa thể hiện qua phần thân trên để trần và hoa tai lớn giống với những loại đã được tìm thấy trong văn hóa Ĩc Eo.
Khi hoạt động thương mại giữa Óc Eo và Ấn Độ ngày càng mạnh mẽ, nhiều loại di vật mới đã xuất hiện cùng với nhu cầu của xã hội như các mặt nhẫn bằng đá quý, con dấu, nhẫn dấu, bùa đeo, kẹp chì, lá vàng… Hình tượng phụ nữ xuất hiện
trên những hiện vật này thường mô phỏng hình ảnh phụ nữ Ấn Độ, La Mã như hình nữ thần cầm hoa sen, hình người phụ nữ chơi đàn, hình nữ thần mẹ được thể hiện trên lá vàng, hình người chơi đàn thể hiện trên gốm, hình nữ thần phồn thực trên diềm ngói…. Bên cạnh đó, các đề tài mang tính địa phương đã bắt đầu xuất hiện trên các con dấu, bùa đeo, đó là hình những phụ nữ mang bầu khỏa thân, ngồi trong tư thế thoải mái Phù Nam với niềm tin rằng những hình ảnh đó có năng lực giúp sinh sơi nảy nở, mang lại sự phì nhiêu cho đất đai, sự phồn thịnh cho việc làm ăn.