19 Gò Hàng Cư trú Long An 20AD
2.1. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật đá
Trong văn hố Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, hình tượng nữ trên chất liệu đá chủ yếu là các nữ thần thể hiện dưới hình thức tượng trịn. Cho đến nay đã phát hiện được 17 tiêu bản cùng với nhiều mảnh vỡ thân tượng và bệ tượng. So với số tượng tròn khá lớn, khoảng 204 tượng [32: 36] đã được phát hiện thì tượng nữ thần có số lượng rất ít (chiếm khoảng 0,08% trong tổng số tượng tròn phát hiện ở Nam Bộ). Một đặc điểm chung nhất ở các hình tượng này là tính đơn lẻ và duy nhất của từng pho tượng. Thực vậy, trong khi các nữ thần của điêu khắc Ấn Độ hoặc các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Ấn Độ như Chân Lạp, Champa thường được thể hiện một cách sinh động trong không gian của những truyền thuyết tôn giáo, hoặc đứng chung với các vị thần khác thì các nữ thần trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo thường đứng
đơn lẻ uy nghiêm trên bệ tượng, tư thế tĩnh tại như thể dõi mắt nhìn xuống chúng sinh vạn vật. Đó cũng chính là đặc điểm phổ biến trong các điêu khắc tượng thần Ấn Độ giáo, Phật giáo ở đồng bằng Nam Bộ.
Cũng như các hình tượng Hindu giáo khác thuộc văn hố Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, nhiều học giả thường cho rằng có một xu hướng Visnu hoá các vị thần, bao gồm cả những nữ thần. Ngoài việc thể hiện một sự dung hợp văn hố, hẳn nó phản ánh một tín ngưỡng rất đặc biệt của cư dân ở đây, muốn tôn vinh và kết hợp nhiều chức năng cho một vị thần. Vì vậy thật khó khăn khi xác định tên gọi cho các nữ thần [39: 107]. Có thể thấy các nữ thần chỉ có mặt trong một số ít hình dạng như Laksmi, Mahisasuramardini.
Tượng nữ thần Laksmi (Bản ảnh 1)
Laksmi trong Rig – Veda có nghĩa là “cơ may”. Trong thần thoại Hindu giáo, Laksmi là hiện thân của nữ thần may mắn, hạnh phúc, bà là vợ của Visnu trong tất cả các hoá thân của thần. Theo truyền thuyết, Laksmi được sinh ra từ bọt nước đại dương vào lúc thần thánh và các Asura quấy biển sữa. Bà có một sắc đẹp hồn hảo khơng gì sánh bằng. Một truyền thuyết khác kể rằng Laksmi bước ra từ một bông sen vào lúc sáng tạo ra thế gian [69: 396]. Ngoài tên gọi Laksmi, nữ thần còn được gọi là Padma hay Kamala – nghĩa là hoa sen. Hình ảnh xưa nhất của nữ thần được phát hiện trên hàng rào bằng đá ở ngôi tháp Phật giáo tại Bharhut, có niên đại vào thế kỷ II trước cơng ngun. Hình chạm khắc trên đá mơ tả nữ thần ngồi tréo chân trên một hoa sen, bên cạnh có hai con voi đang phun nước [65: 41].
Trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo, Laksmi được thể hiện dưới hình thức tượng trịn có số lượng rất ít. Bà thường được thể hiện trong tư thế đứng trên bệ với hai cánh tay giơ lên phía trước cầm bảo vật.
Pho tượng nữ thần Laksmi được tìm thấy ở chùa Sanke, làng Trương Khánh, tỉnh Sóc Trăng được đưa về Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu BTLS 5543. Hiện vật hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, kí hiệu BTMT 194.
Nữ thần được thể hiện trong tư thế đứng hơi lệch hơng trên bệ hình khối chữ nhật và có hai cánh tay co ngang hơng đưa ra phía trước. Tượng gãy mất bàn tay phải và chốt. Chiều cao không bệ là: 58cm. Bệ cao 4cm. Pho tượng có dáng vẻ nặng
nề, chủ yếu được thể hiện bằng kỹ thuật đục nổi và ít các đường khắc chìm. Tồn bộ pho tượng được quét một lớp sơn đen dày.
Nữ thần có vẻ mặt cương nghị, trơng rất sáng sủa. Khuôn mặt hơi dài với cái cằm hơi vuông. Vầng trán cao rộng và thống, khơng có viền tóc. Chân mày vịng cung, gặp nhau ở gốc mũi, nổi nhẹ ở đầu chân mày và mờ dần về cuối. Mắt nhỏ nhìn xuống, khơng thể hiện mi mắt. Trịng mắt hơi lồi khơng thể hiện trịng đen. Gò má cao. Mũi cao, thẳng, hơi cong ở gốc mũi. Sống mũi hẹp, cánh mũi rộng tròn. Nhân trung ngắn, hẹp và nông. Đôi môi khá đầy đặn dường như mím lại. Miệng rộng, môi dưới dầy có viền mơi mờ và đường chẻ giữa, khóe miệng cong xuống. Vành tai cong tròn, thùy tai lớn, dài đến hàm, viền tai rõ. Tóc được vuốt lên thành búi hình chóp cụt và buông thõng xuống dưới thành các lọn lớn hai lớp, kết thúc trên đỉnh bằng một vành trịn trơn. Kiểu tóc này gần gũi với kiểu tóc của một số tượng Hindu giáo có lối tết tóc bng thành nhiều lọn quanh đầu như tượng nữ thần ở Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), tượng nữ thần ở hố thờ An Lợi (An Giang), tượng Lokesvara ở Lưu Nghiệp Anh, tượng Avalokitesvara ở Vat Cet Dei (Trà Vinh).
Thân trên để trần và được thể hiện sống động. Cổ cao, mảnh dẻ, khơng có một vòng tròn cứng nhắc nơi yết hầu và chân cổ như thường thấy ở các tượng nữ khác. Bờ vai xi trịn đầy đặn. Ngực gọn tạc nổi cao, vun đầy, bầu ngực trịn nhơ cao đầy đặn, tự nhiên, không bị giới hạn bởi đường viền chân ngực. Đỉnh ngực nhọn, đường khe ngực và quầng ngực rõ. Eo bụng nhỏ. Lưng ngắn hơi cong.
Hai cánh tay thon dài, co xuôi được nối với hông bằng một đoạn hình trụ trịn tạc liền khối. Bàn tay trái ngửa ra ngồi hơi chúc xuống, các ngón tay khép lại cầm một vật trơn hình cầu nhỏ nằm gọn trong lịng bàn tay. Ngón tay dài khơng thể hiện móng tay. Lịng bàn tay lồi lõm trơng rất hiện thực.
Cơ thể có phần nặng nề với phần mơng lớn ẩn trong chiếc sarong trơn, dầy nặng, ôm sát thân, dài đến cổ chân và khơng có một chút trang trí nào trên đó hay thắt lưng, dây buộc. Lưng váy cong nhọn lên phía trước bụng, gấu váy xịe nhẹ hình chữ chi, mặt trước vén lên mắt cá chân để lộ phía sau khoảng chạm trống giữa hai bàn chân. Váy quấn một lớp, lớp vải bên trái choàng qua bên phải. Thân váy lượn nhẹ giữa hai chân. Hai chân dài ẩn trong váy. Chân trái hơi khuỳnh ra trước, chân phải thẳng. Bàn chân lớn tạo cảm giác thật vững vàng trên bệ. Mu bàn chân khá
bằng phẳng. Ngón chân thon khơng thể hiện móng chân. Gót chân to trịn, đặt trên bệ có chốt, dạng khối chữ nhật mỏng.
Khi so sánh hình dáng búi tóc của nữ thần, Lâm Quang Thuỳ Nhiên chỉ ra sự gần gũi với chiếc mũ của Bhù, một người vợ khác của Visnu. Tuy nhiên, Bhù thường không xuất hiện đơn lẻ và trên tay bà thường cầm hoa sen. Pho tượng này, vật cầm ở bàn tay trái là một vật tròn nhỏ giống quả cầu, một trong các vật cầm của Maha Laksmi. Do đó, đây chính là tượng nữ thần Laskmi.
Pho tượng có nhiều nét cổ xưa thể hiện ở búi tóc chạm nổi, đầu có vẻ to so với cơ thể, lưng ngắn, hai bàn tay được gắn với hông bằng một đoạn hình trụ ngắn, gấu váy bng thõng rồi tụ thành mảng được quan sát đúng mực, đặc biệt khoảng trống giữa hai bàn chân tương ứng với loại tượng Phù Nam. Gót chân to, ngón giữa thứ hai phát triển hơn các ngón khác được xem là một đặc điểm có tính dân tộc nhưng cũng là một thủ pháp kỹ thuật làm vững các pho tượng, đến thế kỷ X các nghệ sĩ Khmer vẫn cịn dùng thủ pháp đó. Niên đại tượng khoảng thế kỷ VII – VIII [31: 380 – 382; 32: 74].
Tượng nữ thần Mahisasuramardini
Đây là loại tượng chiếm số lượng nhiều nhất trong số những tượng nữ thần được phát hiện trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo ở Nam Bộ. Vị nữ thần này là sản phẩm của sự kết hợp giữa thần thoại Devi hay Thần Mẹ với thần thoại Siva, tín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng trọt sống dọc lưu vực sơng Indus. Theo tín ngưỡng dân gian, bà là vợ của thần Siva, nhưng đôi khi cũng là sự thể hiện dưới hình thức nữ tính của năng lượng Siva (Shakti). Bà đồng thời vừa là một vị phúc thần nhưng cũng là một vị ác thần. Tuỳ vào từng thời kỳ, từng địa phương mà nữ thần có những tên gọi khác nhau. Những tên gọi chỉ mặt ban phúc là Uma (ánh sáng đẹp), Gauri (vàng lấp lánh), Parvati (Sơn nữ), Haimavati (con gái núi Hymalaya), Jaganmata (mẹ của thế gian), Sati (chung thuỷ)… còn những tên gọi chỉ mặt giáng hoạ là Durga (không thể cảm thông), Kali (đen tối), Chandika (hung dữ), Bhairavi (ghê tởm)… [74: 48; 5: 167 – 168]. Sau khi được tiếp nhận vào thần điện Aryan, nữ thần được gán cho chức năng tiêu diệt các con quỷ, trong đó câu chuyện tiêu diệt quỷ trâu được thể hiện nhiều nhất trên điêu khắc [39: 107]. Gắn với chiến cơng huyền thoại này, bà cịn mang tên Mahisasuramardini (nữ thần giết quỷ trâu).
Hình tượng Mahisasuramardini trong văn hố Ĩc Eo và hậu Óc Eo thường được thể hiện trong tư thế đứng trên đầu trâu hoặc trên bệ khối có tạc hình đầu trâu phía trước. Cho đến nay đã phát hiện được 6 tượng nữ thần Mahisasuramardini gần nguyên vẹn cùng với một số mảnh chân tượng gãy vỡ.