Đối với văn hóa Khmer

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 115 - 117)

b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng

3.3.3. Đối với văn hóa Khmer

Nghệ thuật điêu khắc đã nảy nở trong văn hóa Óc Eo khá sớm với những tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo và Hindu giáo như tượng Phật bằng gỗ, tượng Linga –

yoni, tượng thần Visnu, tượng thần Surya thế nhưng mãi cho đến khi văn hóa Khmer mở rộng xuống vùng này thì các hình tượng điêu khắc nữ thần mới bắt đầu xuất hiện.

Trong văn hóa Ĩc Eo, nếu như hình tượng thần Visnu, Siva và các biểu tượng liên quan đến các vị thần này chiếm số lượng đáng kể thì đến thời kỳ hậu Ĩc Eo chúng đã nhường chỗ cho các biểu tượng kết hợp của Visnu và Shiva xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của những nữ thần trong thần điện Hindu giáo. Như tác giả đã phân tích, hình tượng Mahisasuramardini bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ khi văn hóa Khmer tràn xuống vùng này, cũng giống các điêu khắc của nữ thần này trong văn hóa Khmer tiền Angkor, ở Nam Bộ, nữ thần khơng được thể hiện trong trạng thái mạnh mẽ, hung dữ, khốc liệt khi đánh bại Mahisa Asura. Ở đây, nhà điêu khắc cổ đã cố gắng lựa chọn hiển thị các vẻ đẹp lạ thường của một phụ nữ với một cơ thể mềm mại và sáng sủa. Đây là điểm giống nhau của nghệ thuật điêu khắc tượng thần thời kỳ văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo với văn hóa Khmer tiền Angkor. Các nữ thần thời kỳ tiền Angkor có cách thể hiện rất gần gũi với tượng Ĩc Eo. Nữ thần thường có một khn mặt trái xoan, hàng lơng mày cong nối nhau, đơi mắt hình hạnh nhân, cái miệng vừa phải với đôi môi dày và chiếc cằm đầy đặn, ngoài cái đầu hơi to so với toàn bộ thân hình và tấm thân trên có phần hơi ngắn, những pho tượng nữ được diễn tả gần với hiện thực hơn tượng nữ thần của văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo. Đó là một thân hình trù phú với bờ vai trịn, bộ ngực đầy căng gần với hình bán cầu, tấm lưng thon, cái hông rộng và cái bụng hơi phồng, những đường ngấn của vẻ đẹp dưới ngực cũng được thể hiện [73: 46 – 47].

Nếu như các nghệ nhân thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo đã làm dịu nhạt đi những đường nét, hình khối cường điệu của những hình tượng nữ Ấn Độ bằng thủ pháp ước lệ thì những người thợ bậc thầy của thời kỳ tiền Angkor lại có xu hướng đi tìm vẻ đẹp dựa trên mẫu hình thực mà cụ thể là một giải phẫu thực của cơ thể con người, qua đó, khơng chỉ nhận ra những đặc điểm về tuổi tác mà cịn có thể nhận thấy những sắc thái tình cảm khác nhau và do đó trở nên gần gũi với con người hơn so với các tượng nữ thần thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo.

Trong văn hóa Ĩc Eo, hậu Ĩc Eo và văn hóa Khmer tiền Angkor, chúng ta hầu như không bắt gặp những hình tượng nữ thần nào khác ngồi những hình tượng

của Laksmi và Mahisasuramardini. Nhưng đến giai đoạn Angkor, hình tượng của các nữ thần khác đã xuất hiện nhiều hơn, khơng chỉ trong hình thức tượng trịn mà còn được thể hiện dưới dạng phù điêu tạc nổi trên tường của các cơng trình kiến trúc lớn ở Angkor (bản ảnh 27, hình 2; bản ảnh 32). Các nữ thần được khắc tạc dựa trên những truyền thuyết của Ấn Độ với các tư thế khác nhau, đặc biệt là các Apsara trong tư thế nhún chân như đang trình diễn những điệu múa thần thánh.

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)