Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật bằng đá quý

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 81 - 85)

b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng

2.3.2. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật bằng đá quý

1. Con dấu thạch anh (Bản ảnh 22, hình 3)

Một con dấu làm từ đá thạch anh trong suốt được phát hiện ở Óc Eo năm 1983, chạm khắc hình ảnh của một phụ nữ đang ngồi trong tư thế thoải mái kiểu “vương giả” trên một cái ngai mặt tròn, gắn liền với chân quỳ uốn cong. Con dấu có hình giống nón giáp Hi Lạp – La Mã, có lỗ gần trịn xun ngang ở khoảng giữa có thể xỏ dây đeo. Mặt dấu hình bầu dục, trên đó khắc chìm hình ảnh của người phụ nữ với gương mặt quay về bên phải, mũi thẳng, tóc cuộn thành chỏm cao, tai đeo vòng lớn.

Thân người phụ nữ ngồi thẳng, bờ vai rộng được thể hiện uốn cong hiện thực. Vai trái nhô cao hơn vai phải. Tay trái của bà buông xuống đùi trái, hơi choãi với khuỷu hơi cong vào thân và bàn tay xòe rộng. Bàn tay chỉ trơng thấy ba ngón xịe ra, trong khá to so với cánh tay mảnh khảnh. Tay phải của bà dựa trên đầu gối chân phải và như đang cầm 1 vật giống bình rượu. Chân phải chống lên, bàn chân hơi choãi ra bên ngồi, cịn chân trái xếp bằng, bàn chân hơi chệch ra ngoài một cách thoải mái.

Ngực và mơng nở, bụng hơi phình to. Có thể người phụ nữ này không mặc trang phục nên tư thế ngồi tự nhiên, thoải mái, toàn thân lộ rõ đường nét cơ bắp [47: 332; 60: 276].

2. Mặt nhẫn khắc hình người

Mặt nhẫn mã não: có 4 mặt nhẫn khắc trổ hình phụ nữ trong những tư thế

khác nhau, bao gồm: 1 chiếc phát hiện ở Nhơn Thành, 3 chiếc còn lại được phát hiện ở Óc Eo, trong bộ sưu tập của L. Malleret.

1 mặt đá có chạm hình phụ nữ được tìm thấy ở độ sâu 0,8m khi đào đất ở vườn nhà ông Nguyễn Văn Dí ở Nhơn Thành, Nhơn Nghĩa, Cần Thơ. Mặt đá có hình bầu dục, dẹp, màu đỏ cam. Kích thước đo được: dài nhất là 1,4cm, rộng nhất là 1,2cm, dày 0,6cm. Mặt trên nhỏ có khắc hình người. Mặt dưới lớn hơn mặt trên, được mài nhẵn, mẻ một ít ở cạnh. Hiện vật đang được trưng bày ở Bảo tàng Cần Thơ, ký hiệu BTCT 640/ II N. 211. (Bản ảnh 22, hình 4)

Mặt trên chạm chìm hình một người ngồi nghiêng sang bên trái, đang chơi đàn harp, giống với hình ảnh cây đàn trên mảnh gốm có hình phụ nữ chơi đàn harp ở Nền Chùa - Kiên Giang.

Hình người có đầu nhỏ, có lẽ đội một loại mũ to, tròn, gồm 2 phần: phần dưới ôm sát đầu, hơi vểnh ra ở gáy tóc, phần bên trên nhỏ hơn. Gương mặt nhìn nghiêng, mũi thẳng cao, các chi tiết khác trên mặt không rõ ràng. Dáng người mảnh khảnh. Lưng hơi cong, dài. Phần ngực hơi nhọn, nhơ ra phía trước, có lẽ là hình ảnh của một phụ nữ. Chân phải chống lên. Chân trái ngồi xếp bằng vòng qua chân phải.

Cây đàn được thể hiện nằm trên đùi phải của người phụ nữ, cần đàn nhô cao ngang tầm nhìn, nằm về bên trái thân người. Tay trái co lại, đưa lên ngang vai. Tay phải đặt nằm dọc theo thân đàn với bàn tay đặt lên đầu gối chân phải.

Các đường chạm thể hiện trên đá dứt khốt, khơng có dấu vết thừa. Hình khắc được thể hiện chi tiết, mềm mại trơng rất có hồn, thể hiện kỹ thuật chế tác điêu luyện, ắt hẳn không thể là sản phẩm của những người thợ mới vào nghề.

Hình người chơi đàn được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo như đồ gốm, mảnh vàng, đá quý. Hình người được thể hiện đa số là phụ nữ. So với các hình tượng người chơi đàn của nghệ thuật Ấn Độ có nhiều nét khác biệt về đầu tóc, trang phục [41: 781]. Hình người chơi đàn trên mặt đá được thể hiện tương tự hình tượng vua Samudragupta chơi đàn harp đúc nổi trên đồng tiền vàng thời Gupta, mà sau đó đã được cư dân Óc Eo thể hiện một cách sáng tạo. Hiện vật được đoán định thuộc thời kỳ văn hố Ĩc Eo, niên đại có thể từ đầu thế kỷ II đến trước thế kỷ V sau công nguyên.

Ba mặt nhẫn mã não tìm thấy ở Óc Eo thể hiện hình tượng phụ nữ mà L. Malleret nhận xét là giống người Ấn Độ:

Tiêu bản ký hiệu MBB, số 3236 (bản ảnh 23, hình 1) là một mặt nhẫn phẳng, bằng mã não hồng có vân, hình bầu dục, được chạm hình ở mặt trên. Kích thước đo được: 1,35cm x 1,15cm x 0,25cm. Hình người phụ nữ được thể hiện trong tư thế đứng nghỉ, cơ thể hơi nhón lên và chống bằng chân phải, trong khi đó chân trái duỗi ra và hơi hướng về phía trước. Người phụ nữ được thể hiện giống người Ấn Độ với dáng người mảnh mai và cái hơng nở. Một khối trịn ở sau gáy giống như là búi tóc nặng. Hình ảnh búi tóc cũng đã thấy ở các nhân vật Chăm trên bệ thờ Trà Kiệu (bản ảnh 20, hình 1) và hình phụ nữ ở Bodh Gaya. Trang phục được buộc lại bằng một thắt lưng vịng qua hơng hai lần. Người này được thể hiện với nhiều trang sức, hoa tai đơn giản, đeo vòng tay và vòng chân, trên đầu có một cái kẹp trơng giống như ngọn giáo. Tay trái chống trên hông, tay phải đặt lên một vật, có thể là cây bơng mà phía dưới của nó là một khối trịn, có thể là một loại trái cây nào đó. Người phụ nữ được diễn đạt một cách tự nhiên với dáng người thanh mảnh, thể hiện sự trẻ trung nhã nhặn và duyên dáng gợi lên hình tượng của những phụ nữ ở Mathura và Amaravati [87: 293].

Tiêu bản ký hiệu MBB, số 3977 (bản ảnh 23, hình 2) là một mặt nhẫn phẳng, hình bầu dục. Kích thước đo được: 1,7cm x 1,2cm x 0,35cm. Mặt nhẫn chạm hình một phụ nữ nhìn ngang, với tư thế chân đứng chân nhón như hình người phụ nữ bên trên. Cái hông nở nang và bộ ngực đầy đặn. Trang phục được buộc lại bằng một thắt lưng đơn giản. Bên phải có một vạt vải rũ xuống giống như một cái nơ phồng, gợi sự liên tưởng đến trang phục của những nhân vật thể hiện trong nghệ thuật Mathura (bản ảnh 20, hình 2). Một búi tóc đơn giản xệ xuống gáy tóc. Người phụ nữ được thể hiện với đồ trang sức khá đơn giản gồm những cái vòng tay và vòng chân. Tay trái chống lên hông, tay phải nắm lấy một vật giống như là bơng hoa. Đơi chân dài, hơi thơ và có vẻ cứng nhắc, làm mất đi vẻ trẻ trung và thanh mảnh của hình tượng [87: 293]. Bàn chân nhỏ dường như mang một loại giày giống với chiếc giày của người phụ nữ chơi đàn trên mảnh gốm Nền Chùa.

Tiêu bản ký hiệu MBB, số 3235 (bản ảnh 23, hình 4) là một mặt nhẫn phẳng, hình trịn. Kích thước: đường kính 1,8cm, dày 0,45cm. Mặt bên dưới thể hiện hình tượng của một phụ nữ với cái hông đẫy đà, dáng người mảnh mai với một bím tóc dài chấm lưng. Người phụ nữ ngồi trên một cái ghế ba chân nhìn sang bên trái, phía

trước có một cái bàn một chân trơng giống như cái chậu, từ đó phát ra một ngọn lửa nhỏ. Tay trái đưa ra phía trước như đang cời lửa, tay phải đưa một cái cốc lên ngang mặt, hai chân đặt giữa ghế và bàn trông giống như hành động tưới nước vào bàn thờ lửa. Hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến hành động thờ cúng bên trong một đền thờ. Ngọn lửa này có thể nhìn thấy trong bàn thờ lửa ở mặt sau đồng tiền thời vua Xa – xan (Sassanide) [87: 294].

Mặt nhẫn bằng đá thủy tinh (Cristal de roche)

Một tiêu bản ký hiệu MBB, số 3576 (bản ảnh 23, hình 5) tìm được ở Ĩc Eo, có dạng thấu kính hơi lồi, chu vi hình trịn, kích thước: đường kính 2,85cm, dày 0,6cm. Trên mặt phẳng của mặt đá khắc chìm cảnh giao tình của một đơi nam nữ [87: 302]. Hai nhân vật được thể hiện sống động bởi những đường khắc chìm sâu và to. Hình dáng cơ thể cân đối nhưng không thể hiện chi tiết. Có thể nhận ra trong cảnh này người phụ nữ ở phía bên trái người đàn ông có cái đầu nhỏ với gương mặt trái xoan, các chi tiết trên mặt khơng được thể hiện, phía sau gáy có một búi tóc lớn trễ xuống vai. Dáng người thon thả với bầu ngực to trịn, eo thon, hơng nhỏ, khác với hình ảnh phụ nữ có chiếc hơng đẫy đà thể hiện trên những mặt nhẫn mã não được cho là mang dáng dấp của phụ nữ Ấn Độ.

Mặt nhẫn bằng thủy tinh đúc (Pâtes de verre):

Tiêu bản ký hiệu MBB, số 3401 (bản ảnh 23, hình 3) được phát hiện ở Óc Eo, là một mặt nhẫn bằng thuỷ tinh trong mờ khơng màu, hình bầu dục, mặt trên có nhiều vết trầu xước, khắc chìm hình ảnh của một phụ nữ. Kích thước đo được: 1,4cm x 1,05cm x 0,2cm.

Người phụ nữ được thể hiện chính diện trong tư thế đứng có đơi chân ngắn, mặc sarong dài đến bụng chân. Tay phải đưa lên ngang mặt một bó hoa hay một con chim, một vật khác có hình con rắn giống như cái đai vắt ngang khuỷu tay. Tay kia buông thõng theo thân, cầm những vật gợn sóng và dựng đứng trông như những con rắn hoặc dải vải đang bay lên [87: 303]. Hình ảnh khắc chìm, đầu và cơ thể không được thể hiện chi tiết.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)