Đốc cũ), lưu giữ tại Viện Bảo tàng Sài Gòn (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh), ký hiệu: MBB, N.3481 (bản ảnh 6, hình 2), có thể là một pho tượng nữ thần Mahisasuramardini trong tư thế đứng thẳng trên bệ hình khối chữ nhật với khung đỡ vịng cung phía sau. Chiều cao khơng bệ 33cm, chiều cao cả bệ và mộng là 57cm. Tượng này ghép được 1 phần từ nhiều mảnh vỡ, là hình nữ thần mất đầu có 4 tay được tạc ở tư thế đứng dựa vào cung chống mà chỉ còn vòng lớn bên trái. Pho tượng còn được chống bằng cây gậy bắt từ cánh tay trước và gắn vào cung chống. Vết gẫy trên bệ cho thấy có 1 cái chống đăng đối ở bên kia.
Đầu và phần ngực đã vỡ mất. Thân thể nở nang, để trần, ngực to trịn. Dưới bầu ngực có hai nếp nhăn. Eo thon, bụng hơi phồng có lỗ rốn sâu, hơng nở. Nữ thần có bốn tay nhưng chỉ cịn một phần tay trái dưới và cánh tay trái trên, các tay chia ra từ cánh tay. Bàn tay trái phía sau giơ cao bảo vật vỡ giống tù và – một biểu hiện của Uma. Sarong được thắt ở giữa bụng, để hở rốn rồi buông xuống quá bụng chân, xoè nhẹ thành đường lượn sóng. Vạt sarong được cuốn lại, giắt thành múi trơn trước bụng và thả xuống thành các nếp song song, tạo thành đường gân nổi giữa hai chân. Sarong có những nếp chạy chéo từ ngoài hướng vào đường gân nổi ở giữa. Phía sau lưng trơn phẳng.
Bệ có chiều cao quá cỡ, ở giữa đục lõm để đặt 2 bàn chân – bố cục chứng tỏ nghệ nhân cổ có ý đồ tạo 1 đầu trâu ở mặt trước nhưng không thực hiện, 4 cánh tay chỉ rõ nữ thần Mahisasuramardini, mặc dầu có những bảo vật của thần Vishnu – những đặc trưng không hiếm của các nữ thần thuộc đạo Shiva ở Nam Bộ. Vì những đường nét đẫy đà khiến pho tượng gần phong cách nghệ thuật Sambor, nhưng y phục khơng có chỗ vải lật ở mặt trước mà chỉ thắt vào thân bởi cái nút vặn ở lưng như khi thắt sarong, các nếp khắc trên váy đều qui tụ vào nút kết cho tới cả tà trước, áo dài có mép rua, kỹ xảo vụng về cho thấy pho tượng ra đời sau gần phong cách Prasat Andet vào giữa thế kỷ VII AD [28: 594 – 595; 38: 110].