Không gian phân bố của văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo ở Nam Bộ:

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 27 - 28)

19 Gò Hàng Cư trú Long An 20AD

1.2.3. Không gian phân bố của văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo ở Nam Bộ:

Nếu như trước năm 1975, các di tích văn hóa Ĩc Eo mới chỉ được phát hiện trong vùng đất thấp của tứ giác Long Xuyên, vùng Rừng U Minh mà ngày nay thuộc địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thì từ năm 1975 đến nay, với nhiều đợt khảo sát và chương trình nghiên cứu ở Nam Bộ đã phát hiện diện phân bố của văn hóa Ĩc Eo trải rộng hầu như khắp đồng bằng Nam Bộ (không chỉ ở vùng thấp Tây Nam Bộ mà cả vùng Đông Nam Bộ), có mặt trên hầu hết các loại địa hình tự nhiên có mơi trường sinh thái khác nhau thậm chí đối nghịch nhau. Những địa điểm văn hóa hậu Ĩc Eo thường tìm thấy ở những vùng cao của Tây Nam Bộ, ở những lớp bên trên nối tiếp với lớp văn hóa Ĩc Eo hay nở rộ ở vùng cao Đông Nam Bộ, vùng giáp giới với lãnh thổ Campuchia. Có thể thấy văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo phân bố trên những dạng địa hình sau:

+ Vùng thấp trũng “Tứ giác Long Xuyên”, “Rừng U Minh”: đây là vùng có mơi trường sinh thái khắc nghiệt nhất cho đời sống con người hiện nay với tình

trạng nước nổi khi vào mùa mưa lũ và đất đai nứt nẻ khô cằn khi vào mùa nắng hạn. Nơi đây đã từng phát hiện nhiều di tích văn hóa Ĩc Eo, nay tiếp tục ghi nhận thêm nhiều địa điểm mới như ở Núi Sam, Phum Quao, Gò Sành, Gò Me, Đá Nổi, Kè Một (Kiên Giang), Vĩnh Hưng (Bạc Liêu). Ở các vùng địa hình thấp trũng khác như “lòng chảo Ơ Mơn – Phụng Hiệp” phát hiện được di tích Nhơn Thành (Cần Thơ), vùng trũng “Đồng Tháp Mười” có di tích Gị Hàng, Gị Dung, Gị Đế, Gò Bảy Liếp, Gò Rộc Chanh…(Long An), Gò Tháp (Đồng Tháp), vùng Rừng Sác ven biển thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai với di tích Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Gị Ơng Tùng, Gị Chiêu Liêu…(Đồng Nai).

+ Vùng đất cao phù sa mới: đây là những vùng đất giồng ven sơng, ven bờ biển cổ, đất đai phì nhiêu, mơi trường sinh thái hài hoà thuận lợi cho trồng trọt. Hầu hết các di tích văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo đều phân bố trên thế đất cao của các giồng. Chúng thường tập trung thành từng quần thể, tiêu biểu là di tích Gị Thành (Tiền Giang), Thành Mới (Vĩnh Long), Lưu Cừ (Trà Vinh).

+ Vùng thềm phù sa cổ có thế đất như những đồi gị mấp mơ cao thấp bao quanh địa hình thấp trũng châu thổ sơng Cửu Long. Các di tích thường phân bố rải rác trên dải đất phù sa cổ men theo các dãy núi Sam, Bảy Núi (An Giang) hoặc phân bố thành từng quần thể lớn, nhỏ trên thế đất cao gần các dịng sơng lớn, các chi lưu nhỏ của sơng Đồng Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.

+ Vùng núi cao ở Tây Nam Bộ như núi Sam, núi Cấm, núi Ba Thê, núi Sập (An Giang) cũng phát hiện di tích văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, trong đó, núi Ba Thê là nơi quy tụ một quần thể di tích có quy mơ lớn vào loại nhất nhì Nam Bộ [43: 308 – 309].

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)