điểm phía bắc một lị nung gạch, bên bờ bắc Rạch Vương Cai, gần sông Đồng Nai, thuộc làng Long Bình, tổng Long Vĩnh thượng, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Long Thành – Đồng Nai). Một số thơng tin ít ỏi được L. Malleret ghi nhận lại cho biết
đây là pho tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu (còn gọi là nữ thần Mahisasuramardini), có bốn cánh tay. Hai tay trước đưa ra phía trước. Ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau. Đầu đội mũ trụ trùm kín đầu, thu hẹp dần về phía đỉnh, phía trước khơng có vành. Chân của nữ thần không đứng trên bệ mà trực tiếp đạp lên đầu con trâu [88: 122; 18: 80]. Dựa theo phong cách của tượng có thể đốn định niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII sau Công nguyên.
+ Hiện vật gãy vỡ nhận dạng là chân tượng nữ thần Mahisasuramardini:
Một hiện vật thể hiện hai bàn chân đặt trên bệ có chốt theo dạng tượng đứng, trên mặt bệ còn dấu vết của cung chống đã gãy, hình đầu trâu tạc ở mặt trước bệ giống với dạng bệ đầu trâu của Mahisasuramardini Liên Hữu, Trà Vinh (ký hiệu BTLS 5552), thế kỷ VII - VIII cho phép đoán định đây là phần còn lại của pho tượng nữ thần Mahisasuramardini. Hiện vật được phát hiện ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, đang được trưng bày tại Bảo tàng An Giang, ký hiệu
BTAG – 2110/Đ (bản ảnh 6, hình 3).
Bệ tượng được làm từ sa thạch mịn, màu trắng xám, cao 23,3cm. Trên bệ tượng còn lại hai bàn chân được mài khá nhẵn, thể hiện rất sinh động, hiện thực. Bàn chân phải bị gãy đến cổ chân, bàn chân trái bị vỡ chỉ cịn lại các ngón chân. Bàn chân dài và thon, có năm ngón, thể hiện rõ các ngón chân thon trịn và móng chân. Ngón cái mập, to và ngắn hơn ngón kế. Đường rãnh giữa các ngón chân được tạc cạn, mờ. Bàn chân được tạc dính liền với bệ.
Hình đầu trâu được thể hiện vừa vặn trong không gian mặt trước bệ, kỹ thuật khắc chìm kết hợp với chạm nổi làm cho đầu trâu chỉ nổi nhẹ trên mặt bệ. Mặt trâu có dáng vẻ hiền lành, thân thiện như một vật cưỡi đã được thuần hố, khơng còn dáng vẻ của một hung thần. Đầu trâu nhỏ với cái mõm khá to, hơi vng, trên đó cịn thấy rõ hai lỗ mũi. Hai mắt tròn dài, cách xa nhau. Mi mắt và con ngươi được thể hiện bằng hai đường trịn khắc chìm. Hai tai nhỏ nhắn hơi cụp xuống được tạc nổi nhẹ hình chiếc lá, vành tai là một đường rãnh khắc chìm. Hai sừng trâu nằm ngang đỉnh đầu, phần đỉnh nhọn và hơi cong lên. Trên hai sừng có nhiều vạch ngắn song song trông rất sống động.
Dạng bệ có chốt với đường nét chạm khắc chiếc đầu trâu tương tự bệ đầu trâu của tượng thần Mahisasuramardini Liên Hữu, Trà Vinh, có thể niên đại khoảng thế kỷ VII – VIII. Chân tượng này cũng tương tự và có thể cùng niên đại với chân tượng phát hiện được ở phế tích kiến trúc Gị Cây Tung (niên đại muộn hơn niên đại di chỉ cư trú (trước thế kỷ VI) [32: 81].
Tượng nữ thần
Nhiều tượng nữ thần được phát hiện trong tình trạng gãy vỡ nên khó xác định tên gọi cụ thể. Tác giả tạm gọi bằng một tên chung là “nữ thần”. Cho đến nay đã phát hiện được 7 tượng nữ thần.