b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng
3.1.3. Đặc trưng về trang phục.
Hình phụ nữ thể hiện trên các di vật văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo cho ta biết ít nhiều về trang phục của phụ nữ trong xã hội cổ xưa. Quần áo của phụ nữ có thể chỉ là một chiếc sarong quấn quanh ngang thân dài đến mắt cá chân, có hoặc khơng có thắt lưng, phần thân trên để trần. Sarong có thể là loại trơn hoặc cũng có hoa văn. Một bản bằng thiếc xuất hiện ở Óc Eo trình bày một phụ nữ trẻ, có cặp hơng nở nang, gương mặt dẹt, ngực để trần, cặp vú to, cuốn quanh thân một sarong in hoa tròn, hai cánh tay đeo nhiều vòng. Cách phục sức như vậy giống như cách phục sức trên tượng thần Mahisasurmardini ở Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, cũng cuốn quanh người một tấm vải in hoa. Mái tóc trên đầu người phụ nữ này lại cắt ngắn theo kiểu bàn chải, như các phụ nữ Campuchia ngày nay. Người ta cho là kiểu tóc này gốc ở dân tộc Thái; nhưng có lẽ từ đời rất xa xưa phụ nữ Campuchia đã cắt tóc như vậy [30: 192]. Đây là hiện vật bằng thiếc duy nhất thể hiện hình ảnh của phụ nữ bản địa, có lẽ chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, thế kỷ VII – VIII. Một số hình phụ nữ khắc trên con dấu, mặt nhẫn bằng mã não và trên vàng lá thể hiện một búi tóc lớn tỏa xuống tận gáy. Đấy là hình ảnh của phụ nữ Ấn. Cách búi tóc kiểu Ấn Độ cũng thấy trên một số hình tượng ở Champa, nhất là trên chiếc bệ thờ ở Trà Kiệu và Mỹ Sơn, bệ hình người múa ở Tháp Bạc. Trước đây, phụ nữ người Gia Rai và Ê Đê ở Đắc Lắk cịn búi tóc cao (ngày nay họ khơng cịn để tóc như vậy nữa), còn ở Nam Bộ cho đến đầu thế kỷ XX, đàn ông và đàn bà vẫn cịn búi tóc trông như củ hành ở sau gáy.
Họ cũng sử dụng nhiều đồ trang sức, đặc biệt là đeo nhiều vòng ở cổ, cánh tay và chân, tai đeo hoa tai lớn với nhiều kiểu dáng, phổ biến nhất có lẽ là loại hoa tai hình con đĩa mà L. Malleret gọi là loại vòng nặng giữa. Hoa tai được tìm thấy trên 2 kudu hình cơ gái và đôi nam nữ, trên chiếc nhẫn dấu bằng bạc…
Về những chiếc vòng đeo ở cánh tay phụ nữ trên tấm thiếc, phụ nữ đánh đàn trên mảnh gốm nền chùa và một số nữ thần trên lá vàng thì người ta cũng đã thấy ở Ấn Độ, trên các hình tượng nữ giới ở Sanchi, Amaravati và trên các tác phẩm thuộc nghệ thuật Mathura và ở Angkor Vat, trên bức chạm một chiếc thuyền trong phòng
Tây Nam. Đấy cũng là một phong tục cổ ở Đông Dương, ở Indonesia. Hiện nay, phụ nữ Stiêng, Kim, Mạ, Mnông và Ba Na ở Tây Nguyên vẫn còn đeo những vòng bằng sợi đồng bạch. Tục ấy cũng thấy ở Indonesia, ở đảo Froret, đảo Biat và trong dân tộc Dayak ở Bornéo [30: 192 – 193].
Trên nhiều di vật tác giả đã trình bày ở chương 2, hình phụ nữ kể cả các tác phẩm điêu khắc về các vị nữ thần đều có phần ngực trần. Điều đó gợi lên khả năng người thời đó có lối phục sức như vậy, nhưng cũng có thể ngồi các yêu cầu về tập quán, thời trang, các nghệ sĩ muốn thể hiện vẻ đẹp của ngực, các nếp dưới vú, bụng và rốn với mục đích diễn đạt nét đẹp của sự sinh sản ở phụ nữ.
Có lẽ phong tục để hở ngực đã có rất sớm ở miền nam Đơng Dương, có thể trước thời kỳ văn hố Ĩc Eo và kéo dài đến suốt thời kỳ Angkor. Về sau, do ảnh hưởng của nước Xiêm, vũ nữ Khmer mới mặc áo. Trước đó, các vũ nữ khắc trên tường các điện đài cổ đều không mặc áo [30: 192 – 194, 8: 35, 44]. Tuy nhiên, khơng hẳn tất cả phụ nữ Ĩc Eo đều để trần thân trên, có thể những cơ gái trẻ thì mặc áo cịn phụ nữ lớn tuổi thì khơng mặc áo nữa như một số phụ nữ người K’ho ngày nay nên đã được các sử gia mơ tả là “có một tấm vải trùm qua đầu để che thân” [50].
Theo một số tài liệu chữ Hán, Hỗn Điền, người anh hùng có cơng khai hố đất Phù Nam, sau khi khuất phục nữ hoàng Liễu Diệp, nhận thấy Liễu Diệp trần truồng nên đã dạy cho bà khoét vải luồn qua đầu, thân hình khơng cịn trần truồng nữa, rồi lấy bà làm vợ và cai trị đất nước. Một số sách khác cũng chép là ở Phù Nam, phụ nữ mặc áo chui đầu [50: 171, 176, 180 – 181]. Có thể là tục ấy đã tồn tại trong dân tộc Kha ở cao nguyên của người Tà Hoi, mặc dù chúng ta không biết tục ấy đã có từ bao giờ. Trong các nhóm dân tộc ở miền Nam, phụ nữ Gia Rai và Xê Đăng thường ở trần, còn phụ nữ Ba Na thường mặc áo cộc. Áo cộc này có nhiều kiểu (đơi khi phụ nữ Gia Rai cũng mặc kiểu áo này). Theo Guilleminet, trong các kiểu ấy, có kiểu Gia Rai làm bằng một tấm vải gấp đôi, khâu dọc, khoét cổ. Theo Huard và Maurice, người Mnơng Preng cũng có một kiểu áo thường dùng cho đàn ông, giống như một chiếc bao tải, khơng có tay, có sọc hoặc khơng có sọc trên vải, có chỗ hở để luồn đầu và hai cánh tay.