Những di tích phát hiện được di vật có hình tượng nữ

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 28 - 47)

19 Gò Hàng Cư trú Long An 20AD

1.3. Những di tích phát hiện được di vật có hình tượng nữ

Hiện vật thể hiện hình tượng nữ được tìm thấy rải rác trên nhiều di tích Ĩc Eo và hậu Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ. Chúng gồm nhiều chất liệu và loại hình khác nhau. Do đó, để tiện việc tra cứu, tác giả tạm xếp các địa điểm phát hiện được di vật và di tích liên quan theo đơn vị hành chính tỉnh hiện nay và theo thứ tự ABC.

An Giang

Được xem là một trung tâm của văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo ở Nam Bộ, khu di tích này đã thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, cũng như đưa ra nhiều kiến giải khoa học liên quan đến giá trị lịch sử - văn hóa, đến vị thế của nó trong khơng gian văn hóa – xã hội khu vực Đơng Nam Á lục địa, trong mối liên hệ với phương Tây và phương Đơng.

Khu di tích gồm di tích Ĩc Eo phân bố trên cánh đồng Giồng Cát – Giồng Xồi, tiếp giáp về phía đơng và đơng nam núi Ba Thê và di tích Ba Thê nằm trên sườn và chân núi phía bắc, đơng và đơng nam núi Ba Thê, tiếp giáp với cánh đồng Óc Eo ở phía đơng, thuộc địa phận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Khu di tích được biết đến từ cuối thế kỷ XIX, đến giữa thế kỷ XX được nghiên cứu và khai quật bởi L. Malleret vào năm 1944. Qua nghiên cứu, L. Malleret cho rằng di tích Ĩc Eo là thành phố cảng của vương quốc Phù Nam và di tích Ba Thê là thời kỳ muộn về sau. Theo ơng, các dấu tích cư trú ghi nhận được có diện phân bố rộng, địa tầng phức tạp. Độ dày của lớp đất cư trú (tiêu biểu là một lớp rác bếp rất dày) cho thấy có một sự chiếm cư lâu dài với sự tồn tại của hai giai đoạn văn hóa khác nhau mà giai đoạn sớm có thế bắt đầu từ hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí [70: 179].

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, cơng tác nghiên cứu khảo cổ học ở Óc Eo và Ba Thê được đẩy mạnh. Những địa điểm do L. Malleret ghi nhận trước đây đã được kiểm chứng, khai quật lại đồng thời cũng phát hiện thêm nhiều địa điểm mới. Các cuộc khai quật đã làm xuất lộ một phần hoặc toàn bộ những di tích kiến trúc tơn giáo xây bằng gạch hoặc bằng gạch đá hỗn hợp với cát mịn, còn nguyên hoặc đã bị huỷ hoại một phần như kiến trúc ở Gò Cây Trơm (1983), Gị Cây Thị (1999, 2000), Linh Sơn II (1998), Linh Sơn Bắc (1993), Gị Giồng Xồi (2000), Gị Cây Thị B (1999), nam Linh Sơn Tự (1993, 1998, 2000), Gò Cây Me (2001). Nhiều kiến trúc có quy mơ lớn được tìm thấy ở gị Cây Cóc (A1), gị ng Cơn (A3, A3’), gò đá số 7, số 8, số 10, Linh Sơn III, Gò Đế (kiến trúc E). Đặc biệt khu vực núi Ba Thê, bốn mặt đông, tây, nam, bắc, từ đỉnh xuống chân, đến tận thềm đất cao ven rìa chân núi đều có di tích văn hóa cổ, trong đó khu vực chùa Linh Sơn được xem là nơi có nhiều cơng trình xây dựng với nhiều kiến trúc gạch đá hỗn hợp và khu vực phía nam núi Ba Thê có thể là một tập hợp gồm nhiều di tích kiến trúc của một trung tâm tơn giáo - chính trị - văn hố lớn của cư dân thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo.

Cùng với việc phát hiện các di tích kiến trúc trong khu vực di tích cịn tìm thấy nhiều dấu vết cư trú cổ chứa nhiều mảnh gốm, gạch vỡ, hịn chì, xỉ đồng, hạt cườm tấm, xương răng động vật, vết tích cọc gỗ nhà sàn… Các điểm này thường tập trung quanh các kiến trúc, nằm ven hoặc gần hai bờ lung Lớn (Lung Giếng Đá), hoặc dọc theo thềm đất ven chân núi Ba Thê [47: 29, 180; 15:152]..

Trong khu vực Ba Thê – Ĩc Eo cịn tìm được nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống thường nhật như đồ gốm, bàn mài, con lăn bằng đá, công cụ lao động, đồ trang sức, bùa đeo, con dấu, đồng tiền, vàng lá…; cấu kiện kiến trúc, vật liệu kiến trúc liên quan đến tôn giáo như mi cửa bằng đá, những tấm đan bằng đá phiến, sa thạch để lát nền, lát bậc thềm, ngói, phù điêu đất nung… và số lượng khá lớn tượng, vật thờ gồm các tượng nhân thần như thần Brahma, Siva, Visnu, Harihara, tượng bò Nandin, tượng nam thần, nữ thần, thuộc đạo Hindu, những hình tượng Linga, mukha – linga biểu tượng cho thần Siva, tượng thần Surya – thần mặt trời có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ mặt trời của tộc người Nguyệt Chi (Scythe) Trung Á; có cả tượng Phật bằng đá, tượng Phật bằng đồng. Ngoài ra ở đây còn phát hiện được bia đá và trụ đỡ bằng đá có khắc minh văn [45: 347 – 348].

Trong số những hiện vật đã phát hiện ở Ĩc Eo – Ba Thê, có 1 đầu tượng nữ bằng đồng, 1 kudu đất nung thể hiện hình đơi nam nữ, một tấm thiếc, hai lá vàng, 1 huy hiệu vàng, 2 con dấu kim loại, 1 con dấu bằng thạch anh, 6 mặt nhẫn bằng mã não, thuỷ tinh và bột thuỷ tinh, thể hiện hình tượng phụ nữ tìm thấy ở Ĩc Eo, và một phần thân dưới của nữ thần được tìm thấy ở khu vực chùa Linh Sơn.

 Các di tích ở thị xã Châu Đốc

Trong một vùng mà L. Malleret gọi là Thung rừng bảy giếng (trên sườn bắc núi Sam, thị xã Châu Đốc) phát hiện 2 địa điểm có kiến trúc cổ vì trên nền đất la liệt những viên gạch lớn. Giữa dốc thung rừng có ngơi chùa Phước Cơ Tự (hay cịn gọi là Chùa Phật) bằng ván lợp tranh. Chỗ dựng chùa trước đây được cho là từng tồn tại một ngôi đền cổ. L. Malleret đã tìm được một lưỡi búa sa thạch có lẫn phiến nham, một chậu bằng đá hoa cương hình vng trong đó có gắn một linga, một linga khác trổ thành 3 khoảng bằng sa thạch sơn, có gắn mắt giả bằng ciment, một pho tượng nữ thần bằng sa thạch có 4 tay, trước đây được gắn vào một vòm cuốn tò vò đỡ tường, 2 cái kudu bằng đất nung thể hiện hai gương mặt nam giới và nữ giới với

đường nét thanh thốt. Cách Phước Cơ Tự khoảng 50m là miếu Cô Bảy Giếng. Chung quanh miếu la liệt những viên gạch lớn. Ở đây đã tìm thấy một chậu đựng nước mộc dục bằng sa thạch có lỗ mộng hình chữ nhật, kích thước bằng với lỗ mộng của tượng nữ thần phát hiện ở Phước Cô Tự [28: 61 – 62].

Trong địa phận xã Đôn Hậu, tổng Thành Lễ (Châu Đốc), L. Malleret đã phát hiện được nhiều gị đất trước đây có thể đã tồn tại những đền đài làm bằng gạch. Trong đó có một gò mọc đầy bụi gai gọi là Anak Ta Tai Pwn. Gò cao hơn mặt ruộng khoảng 1m, cấu tạo bằng những viên gạch lớn chất thành đống. Có thể đấy là dấu tích của một kiến trúc xưa. Trong một bụi rậm đã phát hiện được mười mảnh của một tượng thần Mahisasuramardini chiến thắng quỷ đầu trâu. Một hiện vật rất xưa nhưng bị sứt mẻ rất nhiều [28: 98].

Trong địa phận xóm Panday Teek (Bantay Dek), xã Trác Quan, tổng Thành Ý (Châu Đốc), gần khu vực Bàu Bà đã phát hiện được một tượng nữ thần nhỏ bằng sa thạch, mặc sarong trơn, đã bị cụt đầu và hai cánh tay ở một gốc cây, cách chùa Vatt Svay Ta Som khoảng 150m về phía đơng bắc. Có lẽ pho tượng đã được di chuyển đến đó từ địa điểm Vihar Dham (Vihar Thom) trên bờ Bàu Bà. Ông Merklen ở Sở Thuỷ Lâm đã chuyển cho L. Malleret 1 chân đế có hai bàn chân và lỗ mộng nhặt được ở địa điểm trên có thể là của pho tượng này. Ngoài ra, trong một miếu Ông Tà nằm cách bàu khoảng 100m về phía tây bắc, L. Malleret cịn ghi nhận có 1 trục trịn lớn bằng sa thạch xám [28: 78 – 79].

 Di tích Gị Cây Tung

Di tích thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992 với tên gọi Trà Cột, đã được khai quật 4 đợt vào các năm 1994, 1995, 2007, 2008 - 2009. Với đợt đào lần thứ nhất của Viện Khảo cổ học vào năm 1994, di tích được mang tên mới “Gị Cây Tung”.

Di tích phân bố trên một diện tích rộng khoảng 11.700m2 , hình bầu dục theo hướng đông tây, hơi thoải dốc về phía nam, nằm trong một hệ thống nhiều di tích gị trên địa bàn phù sa cổ, cách núi Sam khoảng 15km về phía bắc, cách núi Két khoảng 3km về phía đơng, đồng thời lại tiếp giáp về phía đơng với cánh đồng phù sa mới thấp trũng. Cánh đồng này thường bị ngập nước nhiều tháng trong năm và từng là nơi dân địa phương đào đãi đất ruộng tìm vàng [53: 102 – 103; 47: 38].

Trên đỉnh gò hiện còn một cái tháp và một miếu nhỏ thờ ơng tà. Trung tâm đỉnh gị vẫn còn dấu vết của một nền kiến trúc bị hư hại nhiều. Phần kiến trúc này đã được cán bộ của Viện Khảo cổ và Bảo tàng An Giang tiến hành khai quật vào cuối năm 1993 đầu năm 1994.

Qua nhiều đợt khảo sát và khai quật, các nhà nghiên cứu nhận định Gò Cây Tung tồn tại nhiều giai đoạn văn hóa: dưới cùng là lớp cư trú – mộ táng thời tiền sử với niên đại khởi đầu từ thế kỷ IV – V trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, lớp cư trú bên trên bắt đầu từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ IV sau Công nguyên và trên cùng là di tích của một ngơi đền Hindu giáo niên đại khoảng thế kỷ IX – X. Khi ngôi đền hoang phế, lớp người sau đã biến tồn bộ phế tích và gị thành khu mộ táng [71; 72; 62: 66 – 67].

Hiện vật thu được qua các đợt khai quật gồm có rìu đá, vịng trang sức đá, đồ gốm thơ, chì lưới, bi – đạn, trang sức thiếc hình sừng, gạch, đất nung, mảnh kim loại dẹt bị gỉ mầu patine xanh, khuyên tai chì (hoặc thiếc?) có hình sừng, Pesani và đá có lỗ, bàn dập có núm gần trịn, thỏi gốm thân trịn, đầu chuốt nhọn giống hình “viên

đạn”, và nhiều gốm vỡ. Ngồi ra cịn phát hiện được 3 mảnh tượng đá, trong đó 1

mảnh cịn phần cánh và bàn tay với ngón trỏ ấn vào ngón cái kiểu tư thế “bắt quyết” trong các tượng Phật giáo, 1 mảnh thân còn phần váy áo và 1 mảnh bệ cịn sót lại đơi bàn chân trần của loại tượng nữ thần Mahisasuramardini; 2 khối trang trí có lỗ vng bằng sa thạch và bằng đất nung [65:158].

 Di tích Đá Nổi

Di tích nằm giữa cánh đồng thấp có tên là “Đá Nổi” thuộc ấp Hồ Tây B, xã Phú Hoà, huyện Thoại Sơn, cách thành phố Long Xuyên khoảng 7km. Di tích phân bố trên diện tích 1500m theo hướng đơng tây và 1000m theo hướng bắc nam, với dòng Lung Xẻo Mây chảy ngang qua. Con lung này chảy từ điểm gặp giữa Kinh Bờ Ao và Kinh Cái Sắn thuộc địa phận xã Vĩnh Trinh, huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) qua cánh đồng Đá Nổi (Thoại Sơn) đến địa phận huyện Tân Hiệp (Kiên Giang). Trong khu di tích cịn có ngơi miếu cổ Bà Chúa Xứ. Chung quanh ngơi miếu này có nhiều đống đá nằm tập trung hai bên bờ Lung Xẻo Mây.

Di tích được phát hiện vào năm 1984 sau khi những người tìm vàng đến đây đào bới trên diện rộng đã phá hoại di tích nghiêm trọng. Một cuộc điều tra và khai

quật chữa cháy vào năm 1985 của Ban Khảo cổ học – Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng An Giang đã được tiến hành nhằm cứu vãn những di tích chưa bị đào phá, đồng thời đã phát hiện thêm nhiều loại di chỉ mới bổ sung tư liệu nghiên cứu văn hóa Ĩc Eo [47: 30 – 32].

Đợt khai quật năm 1985 đã phát hiện được 7 di tích và thu thập được 331 hiện vật quý, trong đó có 316 hiện vật vàng, 10 viên đá quý, 3 mảnh cắt của đồng tiền, 1 mảnh kim loại màu xám đen và 1 hạt chuỗi bằng đá quý trong suốt.

Điểm đặc biệt của sưu tập hiện vật vàng thu được trong các di tích ở Đá Nổi là loại hình lá vàng có số lượng rất lớn (311 lá vàng trong tổng số 316 hiện vật vàng). Chúng được dát mỏng hoặc rất mỏng, có hình dạng, kích thước khác nhau với trọng lượng từ 0,1 phân đến 2 phân, chủ yếu có hình chữ nhật, hình trịn hoặc gần trịn. Trên các lá vàng có chạm – dập hình người, hình động vật, thảo một, hình các vật thể, hình chữ viết cổ có liên quan đến tơn giáo tín ngưỡng.

Trong số các hiện vật này, có một lá vàng chạm khắc hình phụ nữ được tìm thấy ở kiến trúc M2 cùng với 100 lá vàng với các đề tài khác, nhẫn vàng, 1 bệ thờ bằng kim loại có gắn linga – yoni vàng và viên đá quý trong suốt. Di tích M2 cũng là một trong những di tích có quy mơ khá lớn ở Đá Nổi. Lá vàng này cùng với những hiện vật quý khác được tìm thấy bên dưới lớp cát màu trắng tơi, trong lòng khối trụ vng lấp đầy cát màu xám có chất kết dính ở phía trên [12: 52 – 54].

Ngồi di tích kiến trúc, ở Đá Nổi còn phát hiện được dấu vết cư trú được chứng minh bằng nhiều mảnh gốm Óc Eo, vật dụng bằng gỗ, minh văn khắc chữ thuộc hệ Sanskrit [47: 33].

 Di tích Hố thờ An Lợi

Di tích nằm trên cánh đồng gần chân núi Nam Quy, thuộc địa phận ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang. Di tích này nằm về bên trái con đường đi từ Tri Tôn về Tịnh Biên, cách đường lộ khoảng 100m, đồng thời cách Uỷ ban nhân dân xã Châu Lăng gần 3km về phía bắc. Di tích đã được bảo tàng An Giang phát hiện và khai quật chữa cháy vào năm 2002.

Đợt khai quật đã phát lộ một kiến trúc gạch xây có kích thước đơng tây 5,4m, bắc nam 4,85m. Về kiểu dáng, kiến trúc gạch xây cịn lại theo hình tháp lõm, giật cấp, trên rộng dưới hẹp dần theo độ sâu qua 6 cấp. Càng xuống sâu hố đào càng thu

nhỏ dần, qua khỏi cấp thứ 6, đào xuống tiếp 6 lớp gạch xây thẳng đứng khơng giật cấp thì đến lớp đáy. Lớp mặt đáy gồm có 3 lớp gạch nối tiếp nhau, gạch được lát 4 hàng vừa theo chiều ngang, vừa theo chiều dọc. Gạch xây tháp có hình chữ nhật, kích thước khác nhau có màu đỏ hoặc trắng đen.

Trong lòng kiến trúc là đất sét, cát có lẫn đá oxit sắt nhỏ bị phân huỷ màu xám, xám vàng, xám xanh. Từ độ sâu 1,2m đến gần đáy có lẫn một ít mảnh gốm thô, gốm mịn và 1 vịi ấm thuộc loại hình gốm Ĩc Eo. Ở vách đất ngồi phía bắc phát hiện 1 thỏi gạch nung hình linga màu gạch nung. Đặc biệt, trong lòng hố ở cấp thứ hai từ trên xuống đã phát hiện được một tượng nữ thần bằng sa thạch mịn màu xám xanh.

Theo những người khai quật, di tích hố thờ là “một kiến trúc đẹp, hoàn chỉnh

nhất được phát hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và An Giang”. Niên đại của

di tích thuộc thời kỳ hậu Ĩc Eo, cuối thế kỷ VIII – IX sau Công nguyên, riêng bức tượng nữ thần có thể có niên đại vào cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII sau Công nguyên [9: 870 – 871; 60: 165].

Bạc Liêu

Di tích Vĩnh Hưng thuộc địa phận ấp Trung Hưng IB, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Trong phạm vi di tích Vĩnh Hưng tồn tại hai loại hình di tích : kiến trúc tháp và di chỉ cư trú xung quanh tháp [54: 254 – 256].

Di tích kiến trúc tháp được ơng Lunet de Lajonquiere phát hiện lần đầu tiên vào năm 1911, khi ấy tháp có tên gọi là tháp Trà Long. Về sau, Henri Parmentier, L. Malleret đã khảo sát lại khu vực này với tên mới là tháp Lục Hiền. Hiện vật thu được qua các đợt khảo sát đó bao gồm: tấm đế có những bàn chân sư tử, bàn nghiền (pesani), con lăn, đoạn trụ hình lục giác, mảnh tay tượng cầm vỏ ốc, linga – yoni có đế hình trịn, tượng Dvarapala bằng đồng và sa thạch, tượng Uma bằng đồng, đầu tượng 4 mặt bằng đồng, tấm minh văn khắc chữ bằng tiếng Sanskrit có niên đại năm 892 sau Cơng ngun…

Di tích Vĩnh Hưng đã được khảo sát và khai quật nhiều đợt trong các năm

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)