Đối với văn hóa khác

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 117 - 119)

b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng

3.3.4. Đối với văn hóa khác

Di tích Cát Tiên ở Lâm Đồng được phát hiện trong những thập niên cuối của thế kỷ XX là một trong những phát hiện quan trọng của ngành khảo cổ học Việt Nam. Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu và khai quật, cho đến nay nhiều vấn đề về di tích này vẫn chưa được làm sáng tỏ, vẫn còn nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề di tích Cát Tiên thuộc về một nền văn hóa riêng, một tộc người riêng hay di tích Cát Tiên là một bộ phận của văn hóa Champa hay Ĩc Eo trong lịch sử.

Di tích Cát Tiên có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Ĩc Eo. Cả hai vùng này đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Ngồi những yếu tố văn hóa nội sinh, ở Cát Tiên xuất hiện những yếu tố tương đồng văn hóa Champa và văn hóa Ĩc Eo nhưng cũng có nhiều yếu tố khơng thuộc văn hóa Champa và Ĩc Eo mà các di tích ở đây có tuyến phát triển riêng, mang đặc trưng văn hóa riêng của vùng đất, tộc người sản sinh ra chúng [34: 228, 244].

Trong bộ sưu tập hiện vật phát hiện ở Cát Tiên có nhiều hiện vật thể hiện hình tượng nữ, đặc biệt là các nữ thần Mahisasuramardini bằng đá và hình tượng nữ trên các lá vàng phát hiện trong các kiến trúc gạch.

Các tượng nữ thần Mahisasuramardini ở Cát Tiên cũng có kích thước nhỏ và được thể hiện đơn giản, gần gũi với các tượng trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, chỉ khác ở lối phục sức cho thần và chiếc bệ đầu trâu. Nếu trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, nữ thần khơng được thể hiện đồ trang sức, đa số đứng trên bệ đầu trâu thì ở Cát Tiên, nữ thần đeo một cái chuỗi sát chân cổ với các hạt to tròn, bệ đầu trâu được thể hiện chi tiết hơn với hình dáng của một con trâu ngoan ngoãn, oằn lưng nằm phủ phục dưới bàn chân của nữ thần ký hiệu G8ĐA02 (bản ảnh 35, 36, 37), hoặc đầu trâu được thể hiện đặt trên mặt bệ như chân tượng Uma ký hiệu CT. Đa

06/QN 1986 (bản ảnh 34), sừng trâu nhọn đưa lên trên có nét giống tượng Mahisasuramardini Ấn Độ [32: 60].

Các lá vàng của Óc Eo và Cát Tiên tương đồng trong kỹ thuật chế tác. Các đề tài trang trí đều được thực hiện bằng phương pháp: dập nổi và khắc miết nét chìm. Tuy nhiên kỹ thuật thể hiện trên các lá vàng ở Cát Tiên tinh vi, trau chuốt hơn, có nhiều nét kế thừa và phát triển trên một trình độ cao hơn. Trên các lá vàng ở Cát Tiên, số lượng các lá vàng có hình tượng nữ rất lớn. Hình tượng nữ thể hiện trên lá vàng Cát Tiên rất phong phú với các tư thế và chủ đề khác nhau, đa số đều thể hiện khỏa thân như nữ thần Laksmi, tiên nữ, người ngồi trên tòa sen như Phật bà Quan âm [59: 653]...(bản ảnh 38, 39) Trong khi đó, hình ảnh phụ nữ thể hiện trên lá vàng ở Ĩc Eo chỉ có phần thân trên để trần, thân quấn sarong dài đến chân, chủ đề không đa dạng như các lá vàng ở Cát Tiên. Hình phụ nữ trên các lá vàng Ĩc Eo chỉ xuất hiện trong một số ít hình tượng như nữ thần Laksmi, nữ thần cầm hoa sen, hình mẫu thần, hình phụ nữ chơi đàn.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử, vùng đất Nam Bộ cũng như nhiều vùng khác ở Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ từ rất sớm. Trong các di tích Sa Huỳnh dọc bờ biển Trung Bộ, di tích Cần Giờ nằm ở ven biển Đông Nam Bộ Việt Nam đã tìm thấy nhiều bằng chứng về mối giao lưu với Ấn Độ, thể hiện trên các loại hình đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh. Những yếu tố của văn hóa Ấn đã bám chặt và nảy mầm trên vùng đất màu mỡ này nhưng không làm mất đi nền văn hóa bản địa mà đã hịa cùng với nó tạo nên văn hóa Ĩc Eo với sức phát triển mạnh mẽ trong những thế kỷ đầu công ngun.

Văn hóa Ấn Độ ít nhiều tác động đến q trình phát triển văn hóa xã hội của cư dân Ĩc Eo và các thời kỳ sau đó. Dưới ảnh hưởng của luồng thương mại biển và sự truyền bá tôn giáo của Ấn Độ vào đồng bằng Nam Bộ, nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo đã hình thành và phát triển trong văn hóa Ĩc Eo. Kèm theo đó là sự xuất hiện của nhiều loại hiện vật với các chủ đề ngoại nhập phục vụ cho cuộc sống hằng ngày và cho đời sống tôn giáo.

Qua việc phân tích các hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo, có thể ghi nhận một số đặc điểm sau đây:

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)