Tượng nữ thần Mahisasuramardini phát hiệ nở làng An Thành, tổng Mỹ

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 55 - 56)

Ninh, nay là xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh có lối thể hiện giống như một Visnu đội mũ trụ trụ trơn, đứng thẳng trên bệ khối hình chữ nhật có phù điêu đầu trâu nổi cao phía trước mặt bệ. Hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, ký hiệu BTMT 190 (bản ảnh 6, hình 1).

Tượng thuộc loại nhỏ, bằng sa thạch, màu xám đen, bị gãy vỡ khá nhiều. Chiều cao toàn thân: 55cm, đứng trên bệ cao 3,5cm. Nữ thần đội mũ trụ tròn trơn thu nhỏ dần ở phần đỉnh, cong xuống vành tai, có vết gãy của cung chống nổi lên phía sau. Khn mặt thon bầu, cằm trịn thể hiện nét hiền từ. Trán rộng, cao, không viền tóc. Chân mày mảnh, tạc nổi, gặp nhau ở gốc mũi. Mắt nhỏ hình hạnh nhân mang nhiều đặc điểm Phnom Da, nhìn thẳng, khơng trịng đen. Mũi bị vỡ phần chóp mũi, nhân trung ngắn. Miệng nhỏ, khóe miệng sâu, cong lên như đang mỉm cười. Mơi dày khơng có viền. Vành tai cong, viền tai rõ, thùy tai dài chấm vai, thuỳ tai trái đã vỡ. Cổ tròn, cao, đường chân cổ khắc sâu.

Cơ thể được thể hiện với những đường nét trẻ trung, hiện thực, chủ yếu bằng kỹ thuật đục nổi và ít các chi tiết khắc chìm. Thân trên để trần lộ bờ vai đầy đặn, hẹp, xi. Ngực hẹp, hai bầu ngực trịn, nhỏ dạng bán cầu. Eo thon nhỏ. Ngấn bụng rõ, bụng nhỏ hơi phồng, rốn trịn, nhỏ, sâu. Mơng nhỏ, tạc nổi cao, Lưng hơi cong.

Các cánh tay thon tròn. Hai cánh tay trên co lên, hai cánh tay dưới co xuống, các bàn tay gãy. Đôi chân dài, tạc nổi ẩn dưới váy, đầu gối tròn tạc nổi, bàn chân thon nhỏ, đặt gần nhau trên bệ. Mặt bệ còn lại một đoạn cung chống bị vỡ. Mắt cá chân rõ, các ngón chân sát nhau, ngón thứ hai dài hơn ngón thứ nhất, gót chân trịn, lớn. Nữ thần đứng trên bệ khối chữ nhật có phù điêu đầu trâu nổi cao, đôi sừng cong cúi xuống chân bệ. Sừng trâu biểu thị sự có mặt của nữ thần phồn thực vĩ đại [1: 838].

Nữ thần vận sarong trơn mỏng, trễ dưới rốn, ôm sát thân, dài đến cổ chân. Lưng váy hơi cong, gấu váy ôm sát cổ chân tạo một đường lượn mềm giữa hai chân Váy quấn một lớp. Hai đầu mép váy xếp thành nhiều nếp, quấn vào giữa lưng váy trước tạo thành các nếp nổi bng dài giữa hai chân, xịe rũ thành dạng đi cá dưới gấu váy. Đường viền lưng váy và gấu váy tạc nổi.

Pho tượng được thể hiện chủ yếu bằng kỹ thuật chạm nổi giống như pho tượng Laksmi ở chùa Sanke (BTMT 194). Trang phục đơn giản với mũ trụ và sarong trơn, không thắt lưng, nếp váy lượn mềm giữa thân váy. Thân mũ sau nối thẳng xuống vai, làm cho cổ dường như thẳng đứng. Vạt váy mỏng, xếp nếp tạc sâu giữa thân váy như một vật nối thường thấy trên những tượng Visnu thuộc phân nhóm 1b theo phân loại của Lê Thị Liên (Visnu mặc dhoti có dây lưng cuốn ngang hông, song song với thắt lưng hoặc hơi xiên chéo). Gấu váy ôm sát cổ chân tạo dáng dấp cao ráo làm tăng vẻ sống động cho tượng. Sarong chỉ khác sarong của tượng Laksmi ở điểm váy ôm sát cổ chân, có nếp váy nhưng vẫn có tiêu chí trang phục tượng nữ giai đoạn hướng thực, lý tưởng hóa của nghệ thuật điêu khắc Campuchia (thế kỷ VI - VIII), đó là tấm vải “cuốn sát ngang thân từ bụng xuống đến gần mắt

cá chân, ở đoạn dưới hơi xoè ra thành một chiếc sa rông mà phụ nữ Campuchia ngày nay vẫn dùng. Trên tấm sa rơng thường để trơn này chỉ có một nhóm nếp gấp bng từ giữa bụng xuống gấu theo hướng xoè dần ra, dọc theo hai bên nhóm nếp gấp này đơi khi có những đường khắc chìm song song hoặc hơi lượn sóng toả từ trong ra ngồi theo hình nan quạt hoặc làn sóng. Trừ chiếc sa rơng trên tượng nữ thần Laksmi ở Kohk riêng… cịn tất cả những sa rơng của tượng nữ buổi đầu giai đoạn này đều không cuốn một loại thắt lưng nào dù là mảnh dẻ nhất ” [73: 50].

So sánh với tượng Maitreya, Trung Điền, Vĩnh Long (niên đại khoảng thế kỷ VII), ta nhận thấy sự giống nhau không chỉ ở kỹ thuật chạm nổi mà còn cả sự thể hiện gương mặt thon bầu với nét mặt tươi tắn, chiếc cổ thon dài với đường chân cổ khắc sâu, thân hình thon chắc, trẻ trung, bụng hơi phồng, giống nhau cả cách thể hiện trang phục của tượng. Sarong chỉ khác dhoti của Maitreya ở chỗ khơng có nút thắt hình trái xoan nổi lên giữa thân váy.

Lối chạm nổi cao đầu trâu với đầy đủ các chi tiết một cách sinh động giống như tượng Kè một, cho phép đoán định niên đại của tượng khoảng thế kỷ VI đầu thế kỷ VII [38: 108].

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)