b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng
3.1.2. Đặc trưng về kiểu dáng thể hiện
Những đặc trưng về chất liệu đã kéo theo đặc trưng về loại hình hiện vật cũng như cách thể hiện nên chúng.
Sa thạch đã được sử dụng để tạo nên các hình tượng nữ thần dưới dạng tượng tròn, chủ yếu là nữ thần Mahisasuramardini và nữ thần Laksmi. Các tượng nữ thần thường được tạc đứng trên bệ khối chữ nhật trong tư thế đứng thẳng, một số ít có thế đứng lệch hông nhẹ (Abhanga) như tượng nữ thần Laksmi ở chùa Sanke, tượng Mahisasuramardini ở Liên Hữu, nữ thần ở hố thờ An Lợi. Duy chỉ có tượng Mahisasuramardini bằng đồng ở Kè Một có lối đứng lệch hông mạnh về bên trái (tribhanga).
Một đặc điểm phổ biến của các tượng nữ thần ở Nam Bộ là chúng có kích thước vừa và nhỏ, từ khoảng 20cm đến dưới 1m, hiếm có tượng nào cao trên 1m và chưa tìm thấy tượng nào có kích thước to bằng người thật hoặc to quá khổ như một số tượng nam thần, tượng linga, yoni và tượng Phật. Nguyên nhân có thể do Nam Bộ khan hiếm nguyên liệu sa thạch, nhưng cũng có thể vì đó là những vị thần được đặt trong gia đình hoặc cộng đồng nhỏ hẹp, hoặc vì các nữ thần thường được mang theo khi di chuyển nên chúng cần phải được khắc tạc nhỏ gọn.
Các pho tượng nữ thần thường được thể hiện khá giản dị, hầu như phần thân trên đều để trần và chỉ quấn chiếc sarong dài đến cổ chân, thắt chặt vào mình để lộ những đường cong nhẹ nhàng của đôi chân. Phía trước thường có những nếp vải bng thõng có kèm hay khơng vạt vải hình túi phồng ở bụng. Tất cả những nếp
váy chạm khắc trên hai ống chân đều tụ vào một nút thắt giữa bụng để giữ chặt y phục vào thân. Hình dáng và trang phục của các nữ thần cũng biến đổi theo thời gian. Những nữ thần ở thế kỷ VI - VII thường vận sarong trơn đơi khi có điểm xuyết thêm một dây lưng mảnh quấn ngang lưng hoặc thắt thành cái nơ trước bụng. Từ thế kỷ VII trở đi, sarong của nữ thần thường có thêm một vạt vải hình túi phồng, thân trước để trơn hoặc có những đường vòng cung xiên chéo từ ngoài vào giữa thân. Phần thân trên để trần thể hiện những nét nữ tính của một phụ nữ thành thục như bầu ngực căng tròn nhưng không quá cường điệu, thể hiện rõ đường khe ngực và các ngấn chìm dưới ngực. Đây là một đặc điểm chung hết cho các tượng nữ thần ở thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo, gợi cho ta ý nghĩ các nữ thần Hindu giáo đã phủ bên ngồi tín ngưỡng tơn thờ nữ thần mẹ của cư dân bản địa, trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào vùng này, và do vậy các pho tượng đó trước hết phải là những bà mẹ và cũng như trong một số nền nghệ thuật từ thời tiền sử cho đến thời kỳ lịch sử, người phụ nữ - các nữ thần mẹ thường được thể hiện với quan niệm cái đẹp khơng phải ở gương mặt, vóc dáng cân đối mà ở khả năng sinh sản của họ. P. Dupont đã ghi nhận các pho tượng nữ thần thuộc hai loại hình nhân thể: một là hình dáng đẫy đà với ngực nở, hông khoẻ, hai là mảnh dẻ xinh xắn hơn. Mặc dù trong nhiều nền văn hoá, sắc đẹp của phụ nữ đã sản sinh ra nhiều thứ quan niệm đặc biệt, nhưng hình như ý đồ của các nghệ nhân xưa ở đồng bằng Nam Bộ khi tạo nên các hình tượng nữ là cố gắng làm nổi bật trình độ phát dục của thân hình phụ nữ [28: 593].
Nữ thần cũng như các nam thần thường không được thể hiện đồ trang sức. Tuy nhiên, ở dái tai thường có lỗ trịn xun thủng gợi lên khả năng các loại hoa tai, hoặc cả những chiếc vòng, nhẫn, dây chuyền và những loại trang sức khác đã được đeo rời và tháo gỡ dễ dàng. L. Malleret cũng gợi ý rằng, một số đồ trang sức bằng vàng như nhẫn, vịng đeo có kích thước nhỏ chỉ vừa với ngón tay trẻ con có thể là đồ trang sức cho các tượng thờ bằng đá.
Từ những pho tượng nữ thần nguyên vẹn, có thể thấy sự thể hiện khác nhau giữa hai vị nữ thần Laksmi và Mahisasuramardini. Nữ thần Laksmi, thuộc phái Visnu được thể hiện với lối búi tóc thành lọn cao trông như chiếc mũ trụ, có hai cánh tay đưa ra phía trước cầm các bảo vật. Trong khi đó, nữ thần Mahisasuramardini thuộc phái Siva nhưng sự thể hiện vị nữ thần này ở Nam Bộ
mang nhiều đặc điểm của Visnu. Nữ thần đội chiếc mũ trụ cao giống như các tượng Visnu, bà có bốn cánh tay, hai tay dưới thường đưa ra trước và chống vào hai cung chống gắn liền với bệ, tay trái dưới có thể cầm quả cầu, hai tay sau cầm vỏ ốc và bánh xe, uy nghi đứng trên bệ tạc nổi hình đầu trâu dạng phù điêu ở phía trước. Một biểu hiện khác của nữ thần này là hai bàn tay dưới cũng chống lên cung chống nhưng được tạo dáng cong khum có thể gắn vào đó những bảo vật rời. Hai tay sau giơ lên ngang vai và tựa vào vòng cung chống hình móng ngựa, bàn tay trái thường tựa lên một vòng tròn gắn trên vịng cung chống có thể là tấm gương hoặc cái khiêng trong thần thoại, bàn tay phải thường cầm dao găm hoặc đồ trang điểm mắt. Cách thể hiện này được nhận thấy ở tượng Liên Hữu và tượng ở chùa Trung Hậu.
Trong một số nền nghệ thuật như Ấn Độ, Khmer, Champa, gương mặt các vị thần đơi khi chính là sự mơ tả lại gương mặt của những người có địa vị trong xã hội như vua, hoàng hậu, cơng chúa... Các tượng nữ thần trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo có được tạo tác dựa trên những nhân vật thật sự có địa vị trong xã hội hay không là một vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.
Với chất liệu đất nung, hình tượng phụ nữ được diễn tả đang chơi đàn harp dưới dạng phù điêu trên mảnh thân bình gốm. Khung cảnh diễn tả trên mảnh gốm có thể là cảnh sinh hoạt của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Ĩc Eo. Người nhạc cơng cũng có thể là một quý bà giàu có đang ngồi dạo đàn trong sự tán dương của một khán giả. Nghệ thuật viễn cận làm nổi bật hình ảnh của người phụ nữ chơi đàn, là nhân vật trung tâm của bối cảnh trong khi vị khán giả được thể hiện với những nét thơ phác và kích thước nhỏ hơn. Ở đây, người phụ nữ được diễn tả rất chân thực, cơ thể cân đối như một bản sao thu nhỏ của con người thật. Đơi mắt mở to hình hạnh nhân, mũi nhỏ gọn, mái tóc dài chấm vai với những lọn tóc xoăn nhẹ nhàng duyên dáng. Thân trên để trần với phần ngực đẫy đà, eo thon và phần bụng hơi phình, hơng nở, mặc chiếc váy mỏng và rộng làm tôn lên vẻ đẹp của những đường cong cơ thể. Chân mang một loại giày mà phần gót dài hơn so với chân người. Trên cổ và cánh tay đeo rất nhiều vịng. Đây khơng phải là hình ảnh của phụ nữ bản xứ mà là phụ nữ phương Tây, phải chăng đó là những ngoại kiều đã định cư ở Ĩc Eo vào thời kỳ phồn thịnh của nó.
Về phù điêu trang trí kiến trúc: những nhân vật được thể hiện nổi cao bên trong một vòm cung gợi lên bối cảnh con người bên khung cửa sổ, đó là một cơ gái đang nghiêng đầu trầm tư, một đôi nam nữ tự tình trong khung cảnh thân mật. Kudu thể hiện đầu cô gái với một khuôn mặt dài, tinh tế có vẻ như khn mặt của một phụ nữ Ấn Độ với mái tóc rất tốt, trong khi chàng trai và cơ gái trong kudu tìm thấy ở núi Sập có thể là người bản địa với gương mặt bầu tròn, dái tai dài rộng và đeo những bông tai lớn giống với loại bơng tai có vịng nặng ở giữa được tìm thấy rất nhiều trong văn hóa Ĩc Eo. Cơ gái trong kudu này chỉ được thể hiện bán thân trên và khơng mặc áo cũng như các hình tượng phụ nữ đã phân tích bên trên. Cơ thể đầy đặn và hơi cường điệu vì bầu ngực được thể hiện to trịn q mức giống các cơ gái trên các cột hàng rào tháp ở Bhutesar (Mathura). Ở đây, hình ảnh con người, đặc biệt là nữ giới được thể hiện một cách chân thật và sống động, có thể đó là những thiếu nữ Ĩc Eo với những cung bậc tình cảm trong cuộc sống đời thường.
Hình ảnh phụ nữ trên các mảnh diềm ngói hình lá đề thường được thể hiện cách điệu với một số là hình người mang bầu hoặc hình nữ thần phồn thực trong tư thế ngồi xổm, hai tay đưa trước ngực, dáng người mảnh khảnh. Hình nữ thần thường nổi trên nền mảnh diềm ngói, chỉ thể hiện các đường nét chính tạo nên hình dáng cơ thể, cịn những phần chi tiết như gương mặt, mái tóc, phần thân trên, bàn tay và chân không thể hiện chi tiết. Những hiện vật này thường xuất hiện trong những di tích có niên đại muộn.
Trên chất liệu đồng: nữ thần Mahisasuramardini đúc bằng đồng có kích thước nhỏ và hình dáng cũng tương tự như các pho tượng sa thạch thuộc loại này. Tuy nhiên, nữ thần được thể hiện duyên dáng hơn, nữ tính hơn trong thế đứng lệch hơng mạnh (thế đứng tribhanga), eo thon, hông nở, sarong dài ôm sát người để lộ những đường cong cơ thể, thân trên cũng để trần để lộ bầu ngực trịn nhưng khơng quá cường điệu. Những chi tiết nhỏ như móng tay, móng chân cũng được thể hiện rõ ràng, tinh tế. Vóc dáng mảnh mai, cân đối, hài hịa giữa các phần của cơ thể. Cái đầu trâu được thể hiện công phu, tỉ mỉ hơn đầu trâu trên những bệ tượng bằng đá. Bảo vật trên tay của nữ thần cũng khác chút ít. Hai tay trước của nữ thần khơng cầm bảo vật mà một tay cầm trụ còn tay kia cầm roi dài chống xuống bệ. Hai tay sau
cũng giơ lên cao nhưng tay trái cầm vỏ ốc thay vì cầm gương hoặc khiêng, cịn tay phải cầm bánh xe luân hồi thay vì cầm kiếm ngắn hoặc đồ trang điểm mắt.
Ngoài ra, đồng còn được dùng thể hiện hình tượng con người mà một đầu tượng được L. Malleret cho rằng đó là đầu của một người phụ nữ Trung Quốc. Mặc dù bị hoen rỉ nhiều nhưng vẫn cịn nhận rõ mái tóc rẽ ngơi giữa hình thành nhiều mảng quăn.
Những con dấu, bùa đeo hay nhẫn dấu bằng bạc, thiếc hoặc hợp kim thiếc – chì thường có kích thước nhỏ. Hình dáng của chúng khá đơn giản, con dấu và bùa đeo thường có dạng hình chữ nhật, cịn nhẫn dấu có phần mặt hình bầu dục hoặc hình chữ nhật. Hình tượng phụ nữ thường được thể hiện ở trung tâm và nổi nhẹ trên bề mặt hiện vật. Nhân vật thường có cái bụng to, khỏa thân trong kiểu ngồi vương giả, đầu hơi nghiêng về một bên và không thể hiện gương mặt, ngoại trừ người phụ nữ trên nhẫn dấu ở Nhơn Thành có lối thể hiện chi tiết hơn và nổi cao hơn. Nhân vật nằm ở trung tâm mặt nhẫn, góc trái có hình mặt trăng khuyết. Người phụ nữ được thể hiện một cách chi tiết với các đường nét trên mặt và đường nét cơ bắp, ngực nổi rõ, cái bụng phình to và lỗ rốn sâu dài. Trên mảnh kim loại bằng thiếc được cắt theo hình của một phụ nữ uốn hơng, hình người được diễn đạt một cách chân thật, đầy sức sống với một cơ thể cân đối, eo thon, hông nở. Mặc dù đã bị hoen rỉ nhưng có thể nhận ra ở đó là gương mặt của một phụ nữ trẻ trung vận sarong in hoa có thắt lưng xệ xuống quá rốn. Trang phục của nhân vật giống với trang phục của các nữ thần. Cơ thể chỉ quấn sarong và không mặc áo. Điểm khác biệt của người phụ nữ này là đeo nhiều vòng ở cổ và tay, giống với lối phục sức của một số tộc người ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ngày nay, như người Mạ, Stiêng, Mnong, Bana…
Nếu như người phụ nữ trên các hiện vật này được diễn đạt khá đơn giản, ngoại trừ tấm thiếc có hình phụ nữ và chiếc nhẫn dấu bằng bạc thì dấu ấn hình tượng nữ xuất hiện trên các hiện vật vàng lại khá cầu kỳ và phức tạp.
Huy hiệu vàng có hình trịn được làm bằng kỹ thuật dập nổi trên một lá vàng dày. Trên đó thể hiện bán thân của một phụ nữ được làm theo chủ đề của một đồng tiền gốc La Mã, do đó nhân vật thể hiện trên đồng tiền mang dáng vẻ của phụ nữ tây
phương. Gương mặt đã bị méo mó nhưng có thể nhận ra sống mũi cao, hẹp, trang phục theo kiểu La Mã, chiếc cổ khoét sâu tôn lên phần ngực đẫy đà.
Trên lá vàng, hình phụ nữ chủ yếu là các nữ thần của Hindu giáo, với tư thế trihanga tay cầm hoa sen, ngồi ra cịn thể hiện hình nữ thần mẹ, hình phụ nữ đang chơi đàn như trên mảnh gốm ở Nền Chùa. Về mặt kỹ thuật, hình ảnh trên các lá vàng được thực hiện bằng thủ pháp khắc miết tạo thành nhiều đường khắc mảnh làm cho hình vẽ trở nên sống động như hình người cầm đàn và hình nữ thần cầm hoa sen tìm thấy ở Ĩc Eo, nhưng đơi khi cũng khó nhận diện vì các đường khắc trùng lắp hoặc đứt đoạn, hoặc chỉ là một đường vạch mảnh liền nét, tạo nên hình phác thơ sơ nhưng cũng đủ để nhận biết nội dung thể hiện trên đó. Hình phụ nữ hay hình nữ thần vẽ trên các lá vàng thường mặc váy dài, phần thân trên để trần, hoặc đôi khi không được thể hiện trang phục. Các nữ thần đứng trong tư thế uốn hông kiểu tribhanga, tay cầm hoa sen gợi hình ảnh của nữ thần Laksmi. Hình ảnh nữ thần phồn thực trên lá vàng mô phỏng theo chủ đề của Ấn Độ giáo. Nữ thần được thể hiện với tư thế ngồi phồn thực, phần thân trên không thể hiện đầu và thân, thay vào đó là một hình dấu thập có một vịng trịn phía trên và một hình tựa biểu tượng Nandipada bên dưới.
Các con dấu và mặt nhẫn bằng đá quý thường có kích thước nhỏ. Chúng có hình bầu dục và một ít có hình trịn, hai mặt đều phẳng hoặc có một mặt lồi và một mặt phẳng. Một số trường hợp con dấu có hình nón giáp La Mã hoặc hình trống nhưng rất hiếm gặp. Phần lớn các con dấu nhỏ có hai mặt phẳng trong văn hóa Ĩc Eo là những mặt nhẫn. Kỹ thuật chạm khắc trên đá quý vô cùng điêu luyện. Khi quan sát những con dấu, mặt nhẫn bằng mã não hay đá thủy tinh, chúng ta thấy rằng mặc dù kích thước của chúng nhỏ, nhưng hình chạm trên đó, chủ yếu là hình chạm chìm lại rất sắc nét, khó phát hiện được dấu vết thừa hay các lỗi nhỏ do dụng cụ gây ra. Những mặt nhẫn khắc hình phụ nữ rất rõ nét nhưng thường không chi tiết mà chỉ thể hiện chủ yếu là hình dáng bên ngồi của hình tượng, đủ để ta phân biệt dáng điệu và trang phục của người phụ nữ mà thôi. Trên các con dấu và mặt nhẫn bằng đá quý mà tác giả đã thống kê được (bao gồm 1 con dấu thạch anh, 2 mặt nhẫn đá thủy tinh và 4 mặt nhẫn đá mã não), những hình khắc trên đó được thể hiện theo những chủ đề khác nhau và khơng có sự trùng lắp. Ta bắt gặp trên con dấu thạch
anh hình ảnh của một phụ nữ mang bầu khỏa thân trong tư thế vương giả, mặt quay sang bên phải với mái tóc cuộn thành chỏm cao, tai đeo vòng lớn. Trên các mặt nhẫn, ta bắt gặp hình ảnh của một người phụ nữ chơi đàn harp trong tư thế giống hình vua Samudragupta chơi đàn harp đúc nổi trên một đồng tiền vàng thời Gupta, hình người phụ nữ và cây hoa, hình người phụ nữ với động tác đang cời lửa, hình đơi nam nữ trong cảnh giao tình.
Qua phân tích những di vật thể hiện hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và