Một tượng nữ thần Mahisasuramardini chiến thắng quỷ trâu phát hiệ nở

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 52 - 53)

chùa Trung Hậu, gần trung tâm Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long vào năm 1944. Pho tượng rất nguyên vẹn, nhưng thật khơng may là nó đã bị sơn lại và mạ vàng. Tượng được làm từ sa thạch. Kích thước: dài 82cm (khơng tính phần bệ tượng) (Bản ảnh 5).

Nữ thần có bốn cánh tay, được thể hiện trong tư thế đứng thẳng trên bệ khối chữ nhật có hình đầu trâu đúc nổi phía trước tương tự như tượng Mahisasuramardini Liên Hữu. Nữ thần cũng đội một chiếc mũ trụ và hai bàn tay trước cùng cử chỉ như tượng Liên Hữu. Hai tay trước nắm lại, ngón cái và ngón trỏ khép lại tạo thành khoảng trống có thể để gắn các bảo vật rời. Hai bàn tay sau giơ lên và đều tựa vào

gương. Vì pho tượng đã được sơn lại nên không thể xác định rõ cái gương của tay phải có phải là đã được sửa lại cho đối xứng với tay kia hay không. Tượng Trung Hậu cũng được thể hiện với thân trên để trần, eo thon, cái hông hẹp hơn tượng Liên Hữu, thân dưới vấn sarong dài đến mắt cá chân. Khuôn mặt cả hai tượng đều thể hiện sự vuông vức với các nét sắc sảo. Cơ thể các tượng này thể hiện tính chất mẹ thành thục bằng hai ngấn chìm dưới ngực tượng Liên Hữu và sự nặng nề của cơ thể tượng Trung Hậu [39: 108 – 109]. Tuy nhiên trang phục và kỹ thuật thể hiện tượng Trung Hậu có nhiều nét khác biệt: cái sarong dài và hơi xoè ra ở gấu váy. Nếp váy được khắc chìm và toả ra hình vịng cung, gấu váy lượn cong nhiều đường phía thân trước. Ngồi ra, phần váy ở bụng cịn có một vạt vải trịn như cái nơ lớn phồng lên mà nhiều nhà nghiên cứu thường gọi là nếp vải hình túi, bắt gặp trên nhiều tượng nữ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kỹ thuật chế tác tượng Trung Hậu tiến bộ rất nhiều so với tượng Liên Hữu. Dấu vết vịng cung chống đã hồn toàn biến mất. Bốn cánh tay hoàn toàn tự do và nó thực sự đã trở thành một điêu khắc tượng trịn chứ khơng cịn tính chất của dạng tượng – phù điêu [88: 39]. Dựa vào những biểu hiện này, có thể tượng Trung Hậu có niên đại muộn hơn tượng Liên Hữu, khoảng nửa đầu thế kỷ VIII hoặc muộn hơn.

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)