trên đỉnh và được buộc ngang bằng một băng trang trí các viên ngọc trịn. Khn mặt thon dài với đơi má hơi bầu, dái tai tròn dày và dài. Cái cằm thon và chẻ đôi một cách dun dáng. Đơi mơi dường như mím lại, vành mơi dưới mọng chia làm hai đầy vẻ gợi cảm. Lông mày, đôi mắt và mũi thể hiện một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thánh thiện. Khó có thể xác định tên gọi chính xác cho đầu tượng này. Có thể nhận thấy lối buộc tóc thể hiện những nét gần gũi với các tượng Siva ở Kausambi, Ấn Độ thuộc nghệ thuật Gupta thế kỷ III – IV. Tuy nhiên lại có sự biến đổi rất lớn trong cách thể hiện như việc kéo dài chiều cao của búi tóc, những đường tóc dọc có độ lớn và độ sâu vừa phải và dây băng trên đầu được trang trí nhẹ nhàng, kết hợp với các nét thanh mảnh trên gương mặt tạo cho pho tượng một vẻ nữ tính đầy duyên dáng. Vẻ đẹp trau chuốt nhẹ nhàng của khuôn mặt khiến người ta liên tưởng đến
nghệ thuật Gupta ở giai đoạn phát triển cực thịnh thế kỷ V – VI. Niên đại của tượng có thể tương đối muộn hơn một chút, vào thế kỷ VI (bản ảnh 7, hình 2) [39: 110].
Ngồi ra, theo các thơng báo gần đây, có một số tượng nữ thần khác có nguồn gốc ở An Giang (Ba Thê), Đồng Tháp mới được tìm thấy trong các sưu tập tư nhân. Tiêu biểu là tượng Mahisasuramardini bằng sa thạch phát hiện ở Ba Thê, cao 75cm (bản ảnh 10, hình 1) [83: 124]; ở Đồng Tháp phát hiện được tượng Mahisasuramardini bằng sa thạch cao 60cm, hai tượng nữ thần đội mũ trụ bằng sa thạch, được cho là tượng nữ thần Laksmi, cao 31cm và 41cm được giám định niên đại khoảng thế kỷ VI – VII AD (bản ảnh 10, hình 2 - 3) [94].
2.2. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật gốm và đất nung
2.2.1. Hình tượng nữ thể hiện trên đồ gốm
Một mảnh thân bình gốm đắp nổi hình hai phụ nữ đang sử dụng nhạc cụ, do ông Trần Văn Phối nhặt được ở cạnh bờ lung, cách trung tâm khai quật khảo cổ học Nền Chùa 50m về hướng tây. Hiện vật đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Kiên Giang, ký hiệu BTKG – 178 (bản ảnh 11, 12).
Mảnh gốm có thể nằm ở vai – thân của bình gốm, kích thước: dài nhất 13,5cm x rộng nhất 7cm, được chế tác bằng kỹ thuật in khuôn. Xương gốm mịn, cứng chắc, màu xám ở giữa, bên ngoài màu hồng. Áo gốm mịn, mặt ngoài màu hồng nhạt, mặt trong phủ một lớp màu đen xám.
Mặt ngoài mảnh gốm được chia thành ba khung hình khơng đều nhau có các hình trang trí bằng cách in hoặc đắp nổi kết hợp với tỉa gọt, có thể cịn những khung hình khác nhưng đã vỡ mất. Giới hạn trên là một đường gờ đắp nổi, giới hạn dưới bị vỡ mất. Khung bên trái thể hiện hình ảnh một phụ nữ đang chơi đàn và một người ngồi đối diện. Hình người được thể hiện với cơ thể nhìn nghiêng, ngồi quay về bên trái, chân trái xếp lại, mũi bàn chân hướng ra ngoài, chân phải duỗi ra hơi cong đặt lên ống chân trái, cầm một loại đàn hình cung có ba dây ơm sát vào người, thân đàn để trên đùi phải. Cần đàn thon dài, hơi cong, cao lên ngang đầu, nằm về phía tay trái của người phụ nữ. Đầu cần đàn cong quặt vào trong, trông như đầu thiên nga. Phần thân đàn hơi bầu dài. Người phụ nữ cầm đàn mang dáng vẻ của một phụ nữ phương Tây với gương mặt thon dài, mái tóc xoăn bồng bềnh xỗ xuống ngang vai. Hai mắt nổi to hình hạnh nhân và hơi xếch về phía đi mắt. Sống mũi gọn thẳng, miệng hơi
nổi lên có đường chia mơi trên và mơi dưới. Chiếc cổ thon, nhỏ tơ điểm bằng một vịng trịn trơn đeo sát cổ và ba vòng trơn dài thõng đến giữa ngực. Thân người cân đối, đầy đặn. Thân trên để trần lộ bầu ngực căng tròn, eo thon, hơng nở. Cánh tay thon, bắp tay trịn. Cánh tay phải ơm lấy bầu đàn, bàn tay có ngón cái giơ lên, các ngón kia khép lại như đang gảy dây đàn. Tay trái đeo bốn chiếc vòng trải đều trên cánh tay, cầm ở khoảng giữa cần đàn như kiểu bàn tay đang bấm dây đàn. Thân dưới mặc một loại váy dài, mỏng và rộng, thể hiện bằng nhiều nếp nhỏ ở thân váy, phần chéo giữa hai chân và đường lượn mềm mại xoè rộng ở phần gấu trên chân trái, trơng thấy rõ đùi và chân. Bắp đùi to trịn. Cổ chân nhỏ. Chân mang một loại giày ôm sát bàn chân, gót giày quá dài so với gót chân. Một người ngồi bên trái, có thể là một người đàn ơng, quay về phía người cầm đàn trong tư thế bắt chéo chân phía trước. Hai tay co lên phía trước ngang ngực như trong tư thế vỗ tay cổ vũ, bàn tay khơng thể hiện rõ ngón tay. Gương mặt bầu dài, nhỏ nhắn. Hai mắt tròn, mở to nhưng bị vỡ nên không rõ, không thể hiện mũi miệng. Tóc búi phồng ở ót tóc. Trên đỉnh đầu dường như cài một vật gì đó. Người này có kích thước nhỏ hơn người cầm đàn. Các phần cơ thể cân đối hài hoà. Thân trên dường như để trần, bụng hơi nổi phồng, có thể mặc váy dài đến bụng chân. Phần gấu váy có thể là hai đường nổi ngang vắt qua ống chân.
Khung ở giữa là một ô trơn giới hạn với khung bên trái và khung bên phải bằng hai hàng chỉ nổi có dãy hạt trịn to nằm giữa. Bên trong ơ trơn có những chấm nổi li ti bố trí thành cụm hoặc chạy dọc các cạnh chưa rõ ý nghĩa. Khung bên phải bị vỡ phần lớn chỉ cịn lại một góc nhỏ cho thấy hình đắp nổi của một con sư tử. Con vật được thể hiện nhìn nghiêng nằm ở góc phải của một ô giữa khung, ngồi trên bệ thấp hình chữ nhật, có chiếc bờm to, xù lên. Thân thon nhỏ, mơng trịn lẳn, dốc đứng, chân sau gập lại như đang ngồi xổm trên bệ. Đi nhỏ, dài uốn cong hình chữ S trơng rất linh hoạt, sống động.
Hình ảnh chiếc đàn trên mảnh gốm là một loại đàn harp có phần thân dài, cần đàn cong, thon mảnh, đầu cần uốn cong lại. Bầu đàn hơi to phình, dài như hình quả bầu. Đàn có ba dây mắc từ cần đàn tới bầu, thể hiện thành những đường chỉ nổi, mảnh chạy song song trên hình chạm. Đàn khơng cần phải chơi bằng que gẩy và khi sử dụng, thì đặt lên đầu gối nhạc cơng.
Đàn harp có lẽ bắt nguồn ở Ai Cập cổ đại (khoảng 3500 BC). Hình ảnh tiền thân của đàn harp còn để lại rõ nét trên vách hang ở Bhimbetka - Ấn Độ, cách đây 5000 năm. Nó đã sớm đi vào mỹ thuật Ấn, xuất hiện trên các hoạt cảnh chạm chìm cho đến thời kỳ Gupta (bản ảnh 23, hình 2) và biến mất vào khoảng thế kỷ VIII – IX sau công nguyên. Ngược lại, hình tượng ấy vẫn tiếp tục tồn tại trong các nước chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, như Champa (Mỹ Sơn E1), Chân Lạp - thời tiền Angkor (Bantay Samre, Bayon, trên bức chạm ở phía Bắc Sân Voi, hầu hết ở Bantay Chmar) (bản ảnh 23, hình 3) và Pyu (bản ảnh 23, hình 4). Ngày nay, đàn harp tồn tại trong đời sống dưới một biến dạng khác. Ở Ấn Độ và nhiều nơi khác, loại đàn này khơng cịn được sử dụng nữa trong khi tại Mianma nó vẫn cịn được bảo lưu.
Loại đàn này đã xuất hiện trên những điêu khắc rất sớm ở các di chỉ như Bhaja, Bharhut (thế kỷ II BC), phổ biến trong điêu khắc Ấn từ thế kỷ II đến thế kỷ IV AD trong nghệ thuật Amaravati và trên những điêu khắc thời kỳ Pyu ở vùng hạ Mianma (trước thế kỷ VIII AD). Ở đó có thể bắt gặp những kiểu đàn harp giống hệt đàn harp thể hiện trên các hiện vật của văn hố Ĩc Eo, chỉ khác người chơi chúng là những người đàn ơng. Hình ảnh cây đàn tương tự đã thấy trên một đồng tiền vàng của vua Samudragupta (trị vì trong khoảng năm 335 – 338 AD) mà người chơi đàn ở đây là một ông vua (bản ảnh 23, hình 1).
Chúng ta sẽ chú ý thêm những chi tiết khác trên mảnh gốm, đặc biệt là hình sư tử. Những hình sư tử tương tự được bắt gặp khá nhiều trên các hiện vật như con dấu bằng thạch anh, con dấu bằng chì – thiếc [47: 333], con dấu bằng đồng hoặc thiếc trong văn hóa Ĩc Eo. Ngồi sự khác biệt về bộ bờm xoắn tròn, chúng dường như gần gũi với các hình sư tử trên các bức phù điêu của Amaravati, thuộc giai đoạn II (năm 100 sau công nguyên). Các phù điêu này thường thể hiện sư tử có phần lơng bờm dài, thân trịn lẳn, đi cong lên, chót đi quặt lại trong tư thế rất nhanh nhẹn, sinh động. Về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của các hình trang trí chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật Amaravati (Nam Ấn).
Các chủ đề được thể hiện trên một diện hình nhỏ hẹp, song đã bộc lộ trình độ điêu luyện trong nghệ thuật tạo hình của người nghệ sĩ đương thời. Qua sự so sánh những hình ảnh trên mảnh gốm Nền Chùa với những hình ảnh tương tự trong nghệ thuật Amaravati có thể đốn định niên đại của các hình trang trí và cũng là niên đại
của mảnh bình trong khoảng đầu thế kỷ II đến trước thế kỷ V sau công nguyên [30: 49; 37: 697 – 698].
2.2.2. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật bằng đất nung:
Phù điêu bằng đất nung
Phù điêu bằng đất nung là một hình thức trang trí kiến trúc phổ biến nhất trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo. Nhiều loại hình phù điêu bằng đất nung đã được phát hiện ở Óc Eo và các vùng lân cận. Chúng có nhiều kiểu dáng, thể hiện các chủ đề khác nhau như hình người, sư tử, mặt hề, quái vật… Một trong số chúng được liên hệ với các hiện vật ở Hadda và Taxila. Mặc dù có sự khác biệt về hình thức thể hiện nhưng nguồn gốc của chúng có thể truy nguyên từ các di tích thịnh hành lối trang trí đất nung, đặc biệt tập trung ở vùng Tây bắc Ấn Độ như Taxila, Devnimori, Mipukhar [39: 123]… Cho đến nay mới chỉ tìm thấy hai phù điêu thể hiện hình phụ nữ. Đặc điểm của hai hiện vật này đều là những hình đắp nổi bên trong một ơ nửa hình trịn hoặc hình trịn, có chân cắt ngang hình chữ nhật, thường được gọi là kudu. Chúng thường được đắp nặn và nung chín trước khi được lắp vào trong kiến trúc. Những kudu được trình bày trên đây liên hệ với loại hình kiến trúc nào cịn phải tiếp tục nghiên cứu thêm vì đa số chúng được thu nhặt trên mặt đất và tách khỏi vị trí vốn có của mình. Về mặt niên đại, những kudu này có thể thuộc thời kỳ phát triển của văn hóa Ĩc Eo.