Tượng Mahisasuramardini bằng sa thạch màu xám đen được phát hiện trên

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 51 - 52)

cánh đồng ở xóm Liên Hữu, làng Lưu Nghiệp Anh, tỉnh Trà Vinh vào năm 1902. Hiện nay, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu BTLS 5552 (Bản ảnh 2, 3, 4).

Pho tượng khá nguyên vẹn, bị gãy vỡ một số chi tiết như cổ chân tượng, bàn tay trái trước, cung chống, cánh mũi đã được phục chế bằng ciment, thể hiện nữ thần Mahisasuramardini có 4 cánh tay, đứng trên bệ khối chữ nhật tạc nổi hình đầu trâu phía trước với một vòng cung chống sau đầu. Chiều cao toàn thân: 68cm, bệ cao: 7cm

Nữ thần đội mũ trụ trơn, thon dần ở đỉnh mũ, vành mũ lớn cong xuống vành tai, ơm sát xuống gáy tóc. Khn mặt dài, dạng vng, cằm trịn có đường chẻ giữa. Trán rộng không cao, thể hiện đường viền tóc. Chân mày dài, mảnh, vòng cung cong xuống gặp nhau ở gốc mũi. Nữ thần có đơi mắt nhỏ, hơi xếch, đuôi mắt dài, viền mắt rõ, tròng mắt nổi, con ngươi lớn. Mũi làm lại bằng ciment. Nhân trung dài. Miệng nhỏ, khóe miệng cong lên như đang cười mỉm. Môi dày với môi dưới chẻ giữa, viền môi rõ. Vành tai lớn, cong tròn, thùy tai dài đến hàm. Tai có lỗ đeo dài hẹp. Chiếc cổ trịn, cao trông khá to so với cơ thể.

Thân trên để trần. Bờ vai trịn đầy, hẹp, xi. Ngực rộng, hai bầu ngực nhỏ, cách nhau. Cơ thể thể hiện tính chất mẹ thành thục bằng hai đường ngấn chìm dưới bầu ngực, đầu ngực là 2 vịng trịn đồng tâm khắc chìm. Nữ thần có eo nhỏ, bụng tạc nổi. Mơng nhỏ. Lưng hơi cong. Nữ thần có bốn tay. Các cánh tay mọc ra từ vai. Hai cánh tay sau co lên cầm các bảo vật tựa vào vòm cung chống. Bàn tay phải cầm một vật tựa như dao găm. Bàn tay thẳng, lòng bàn tay hướng về phía trước, bảo vật ở giữa lịng bàn tay. Thân tựa vào cung chống. Bàn tay trái thẳng, lịng bàn tay cũng hướng về phía trước, thể hiện rõ các phần lồi lõm, lưng bàn tay tựa vào một vật tròn, mỏng, dạng gương soi. Các ngón tay thon dài, khép lại, móng tay vng dài trơng như được cắt ngắn gọn gàng. Mặt trong cổ tay thể hiện hai đường ngấn chìm.

Hai cánh tay trước co xuôi, một phần bàn tay tựa trên đầu gậy cong, dạng khối vuông, nối cung chống xuống bệ. Các ngón tay nắm lại nhưng khơng chạm vào lịng bàn tay, tạo nên khoảng trống ở giữa có thể gắn các bảo vật rời.

Nữ thần vận sarong ôm thân, dài đến cổ chân, lưng váy hơi cong ôm sát eo. Gấu váy lượn cong nhiều đường phía thân trước. Váy quấn một lớp, đầu vạt vải có viền cuốn lại tạo thành nếp váy giữa thân váy trước, buông xuống, hơi xịe phía dưới. Hai đầu vạt váy xếp giữa lưng váy tạo thành múi vải xếp nếp dạng cánh quạt khắc chìm, bng xuống bên trái thân váy, vạt váy lượn mềm giữa hai chân ở thân váy trước và sau. Hoa văn dạng sóng nước khắc chìm ở lưng váy và thân váy trước. Hai chân dài ẩn trong váy, bàn chân trịn trịa nhưng khá thơ so với cơ thể, tạc hơi xiên trên mặt bệ. Các ngón chân thon dài, tạc rời, ngón cái thấp hơn ngón kế, móng chân thể hiện rõ, gót chân lớn.

Nữ thần có dáng đứng hơi lệch hơng sang phải và hơi đẩy về phía trước, trên bệ khối hình chữ nhật, có tạc nổi hình đầu trâu dạng phù điêu phía trước mặt bệ rất hiện thực, sinh động. Các mặt của bệ tượng chưa được mài nhẵn còn nhiều chỗ lồi lõm ngoại trừ bề mặt thể hiện đầu trâu. Đầu trâu nhỏ, sừng lớn, cong nhọn đưa sang hai bên. Trên sừng có những đường chìm song song giống như những đường vân thường thấy trên sừng trâu thực sự. Hai tai lớn, dạng chiếc lá xuôi xuống hai bên. Mặt trâu dài, nhỏ, hai mắt tròn, tạc nổi, đầu mũi nhỏ, sâu. Lưỡi trâu thè dài ra ngoài như kiểu mệt mỏi vì phải chống đỡ sức nặng của nữ thần.

Tượng được định niên đại nửa đầu thế kỷ VIII [39: 109].

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)