tàng Ba Thê. Đây là một tấm phù điêu hình trịn gắn liền với chân bệ hình chữ nhật. Phía sau sát chân có tạc lõm một hốc gần vng. Kích thước: cao 27,5cm, rộng 27,5cm, chân rộng 22cm. Kích thước hốc: 8,5 x 7,5cm. (Bản ảnh 13; bản vẽ 4, hình 2).
Mặc dù bị sứt mẻ nhỏ nhiều chỗ nhưng hình dáng cịn khá ngun vẹn. Ở mặt trước, phần giữa tấm phù điêu tạc lõm một hình trịn làm nền cho hình một đơi trai gái chạm nổi bên trong. Khối chạm có chỗ cao chờm ra khỏi đường gờ xung quanh. Đôi trai gái được thể hiện từ phần ngực trở lên, đang chạm đầu vào nhau. Tay trái của chàng trai khốc lên vai cơ gái, bàn tay chỉ thể hiện ba ngón tay chạm vào bầu vú trái của cơ gái, tay phải giơ lên đỡ phía dưới, chỉ thể hiện ngón cái và ngón trỏ, các ngón tay thơ. Hai nhân vật có khn mặt trịn, bầu, mắt sâu thể hiện rõ mí, trịng mắt trịn nổi. Miệng cười tươi tắn, mơi có vẻ đầy đặn, cằm trịn. Mũi của cô gái thẳng, thanh tú. Mũi và miệng của chàng trai bị sứt nhiều. Mái tóc được thể hiện bằng khối nổi nhưng khơng rõ kiểu tóc. Tai to, thuỳ tai dài chạm đến vai và có lỗ đeo. Hoa tai khơng được thể hiện rõ, có thể là loại vòng tròn trơn, bản rộng, hoa tai của chàng trai dường như to hơn. Cả hai đều để mình trần. Chàng trai có bả vai trịn mập, bộ ngực nở. Cơ gái có bộ ngực căng tròn hơi cường điệu, gợi đến hình ảnh các Yaksi đứng trước những ngôi đền Hindu giáo của Ấn Độ. Bối cảnh mà nghệ nhân cổ đã tạo nên gợi cho người xem hình ảnh một đơi trai gái đang tình tự bên trong khung cửa sổ hình trịn.
Hiện vật này rõ ràng được gắn trang trí cho các cơng trình kiến trúc. Cùng với Kudu thể hiện đầu thiếu nữ được mô tả bên trên và nhiều phù điêu đất nung có chức năng tương tự đã được phát hiện trong văn hóa Ĩc Eo, chủ yếu tập trung ở vùng Ba Thê, Ĩc Eo. Lê Thị Liên nhận xét: “Đơi trai gái trên kudu được thể hiện
với dáng vẻ hồn hậu, tự nhiên giống như những đôi trai gái trên các cột rào tháp ở Bhutésar (Mathura) có niên đại thế kỷ II – III sau công nguyên. Tuy nhiên, trong khi không gian mở chỉ giới hạn bởi hàng Vedika, tạo cơ hội cho người nghệ sĩ thể hiện khơng khí đùa cợt vui nhộn của các đơi trai gái ở Bhutésar, thì ở đây khn “cửa sổ hình trịn” bó gọn các nhân vật trong một khơng khí thân mật, gần gũi và bình dị, được nhấn mạnh thêm nhờ lối thể hiện thơ phác, mộc mạc, có tính chất bản
địa. Điều đáng chú ý là, cả khuôn cửa hình trịn ở đây cũng như hình kudu, một khn trịn được chặn ngang phía dưới bằng phần thân hình chữ nhật, mở rộng về hai phía, tạo thành phần trang trí cong uốn, ơm lấy hình trịn phía trên nhắc nhở đến mơ típ vịm cuốn Chaitya. Bắt đầu từ việc mơ phỏng các mái nhà gỗ trong các kiến trúc hang đá, sớm nhất từ thế kỷ III – I trước Cơng ngun, nó đã nhanh chóng được hình tượng thành một mơ típ trang trí theo thời gian và khơng gian, phát triển thành nhiều biến thể khác nhau, được sử dụng trong suốt lịch sử nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ và ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở bức phù điêu này, mơ típ Chaitya dường như lại được sử dụng kết hợp với ý tưởng và các hình trang trí hình trịn (medellion) được sử dụng phổ biến trong những di tích có niên đại sớm ở Ấn Độ như Amaravati, Dharhut…”. Dựa vào chất liệu, chủ đề và lối thể hiện, có thể
tạm cho rằng niên đại của hiện vật nằm trong khoảng thế kỷ IV – V sau công nguyên [40: 432 – 433]. Kudu có hình cơ gái có niên đại muộn hơn.
Diềm ngói
Diềm ngói là phần mặt dựng vng góc với phần thân hình lịng máng của loại ngói ống. Tất cả các diềm ngói thường được làm bằng đất sét mịn, gạn lọc kỹ, chế tác bằng khuông in, nung ở nhiệt độ cao, có lớp áo ngoài màu đỏ gạch hoặc màu xám tro. Xương gốm thường cùng màu với áo gốm hoặc xám hơn chút ít. Hầu hết chúng đều có hình lá đề và trang trí nhiều hình tượng khác nhau.
Ngay từ năm 1944, với những đợt khảo sát ở miền Hậu Giang và nhất là trên cánh đồng Óc Eo, L.Malleret đã thu được nhiều mặt diềm ngói trang trí hình tháp mặt trời, hình phụ nữ mang bầu ngồi trong tư thế thoải mái hay ngồi trên bệ cao với rắn chầu 2 bên, hình người ngồi trong vòm lá hoặc vòm lửa v.v... Cho đến nay đã phát hiện được khá nhiều diềm ngói trang trí ở các di tích Ĩc Eo – Ba Thê (An Giang), Gò Thành (Tiền Giang), Gò Chùa (Bàu Xã Keo, Long An), Gị Tháp (Đồng Tháp), Cầu Hang (Đồng Nai), Bến Đình (Tây Ninh) [39: 119]. Một số đề tài trang trí cho thấy nội dung Phật giáo hay Hindu giáo, trong đó, các tiêu bản thể hiện hình tượng phụ nữ thường mang nội dung Hindu giáo.
Ở Gò Tháp đã phát hiện được diềm ngói hình lá đề dập nổi hình người phụ nữ có bụng to ngồi trong tư thế thoải mái [47: 330].
Ở Gò Chùa thuộc cụm di tích Bàu Xã Keo, Long An phát hiện được hai mảnh diềm ngói hình lá đề, chúng có cùng kiểu dáng và hoa văn trang trí (bản vẽ 5). Trên mặt diềm, ở vị trí trung tâm in nổi hình một nữ thần trong tư thế phồn thực: hai chân trong tư thế dang rộng, hai gót chân chụm lại gần sát nhau, hai bàn chân chống thẳng đứng trên bệ hình chữ nhật, hai tay dường như chắp trước ngực. Cơ thể mảnh mai. Khuôn mặt thon bầu. Các chi tiết trên khuôn mặt và hai bàn tay không được thể hiện. Mặt và hai tai được thể hiện với tính cách điệu cao. Nữ thần đội một chiếc mũ hình trụ nhỏ ở giữa đầu, hơi phình ở phía trên. Trang phục và đồ trang sức không được thể hiện. Cổ cao, vai ngang rộng, ngực phẳng, bụng thót. Xung quanh diềm trang trí bằng hình các ngọn lửa hay cánh sen cách điệu.
Ở Gò Thành đã phát hiện được hai mảnh diềm ngói có hình dập người đàn bà có thể là nữ thần ngồi trên bệ cao (bản ảnh 14, 15). Tiêu bản ký hiệu BTTG 503 (bản ảnh 14, hình 1 – 2) có hình dạng ngun vẹn nhất, thể hiện hình ảnh một nữ thần ở phần trung tâm của diềm ngói. Nữ thần có gương mặt thon bầu. Phần đầu to phình phía trên với một chỏm tóc nhỏ hình trụ ở giữa đỉnh đầu. Các chi tiết trên gương mặt không được thể hiện. Tai đeo đồ trang sức, cổ cao. Hai tay chắp trước ngực không thể hiện rõ bàn tay, cùi chỏ chống trên đầu gối. Trang phục không được thể hiện. Nữ thần ngồi trên một bệ thấp, hai chân dang rộng ra hai bên, bàn chân nằm ngang. Bên ngồi hình người là hình hai con rắn lớn có mào, nằm chầu hai bên, cái đầu ngóc cao tựa như đầu Mankara nhưng khơng có chi tiết. Thân rắn tạo thành vịm lá đề có ba cung ơm lấy nữ thần. Bao quanh lá đề là hình ngọn lửa cách điệu bằng những vạch ngắn. Lối thể hiện hai con rắn chụm đi tạo thành vịm cung uốn kép ba được thấy trên kiến trúc và chạm khắc Bantéay Srei được định niên đại vào năm 967. Niên đại của ngói Gị Chùa và ngói Gị Thành có thể vào giai đoạn hậu Ĩc Eo, khi đã có sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer [39: 120].
Những viên ngói ống có diềm trang trí hầu như đều sử dụng đề tài mang nội dung tôn giáo. Đối với những mảnh diềm ngói thể hiện hình ảnh của phụ nữ thường mang tính chất Hindu giáo. Đề tài trang trí trên diềm ngói ở Long An và Gị Thành thể hiện rõ tính chất Hindu giáo. Nguyên mẫu của đề tài này đã được phát hiện rất sớm ở Ấn Độ, trong nền văn hóa Harappa. Về sau, mặc dù số lượng hiện vật không nhiều, nhưng các quy tắc tiếu tượng học cơ bản hầu như khơng thay đổi: đó là sự
thể hiện một trong những hiện thân của nữ thần Laksmi dưới hình thức nữ thần phồn thực mà đặc trưng cơ bản là khoả thân trong tư thế nằm ngửa, đùi dang rộng, hai chân co cụm như con ếch, bộ phận sinh dục được thể hiện rõ một cách cường điệu (bản ảnh 16). Như vậy trước khi phát triển thành các hiện thân khác trong đạo Hindu mà nổi bật là vai trò vợ của Visnu, vị thần bảo vệ thì nữ thần Laksmi đã được thờ phụng mang yếu tố nước, âm tính và phồn thực.
Hình tượng nữ thần trên các tiêu bản diềm ngói được cách điệu một cách cao độ. Các chi tiết khuôn mặt và cơ thể hầu như không được thể hiện, chỉ có tư thế và khn mặt trịn trịa, đầy nữ tính là căn cứ cơ bản để xác định. Tất cả gói gọn trong khung hình hạn hẹp cho thấy nội dung biểu tượng hàm súc, phong phú, với lối thể hiện rất riêng của nghệ thuật Óc Eo. Đề tài này cho đến nay dường như chưa được bắt gặp trong nghệ thuật Đông Nam Á [36: 443 – 444; 3: 142].
2.3. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật kim loại và đá quý
2.3.1. Hình tượng nữ thể hiện trên các di vật kim loại
Trong văn hố Ĩc Eo và hậu Óc Eo, các di vật kim loại được phát hiện cho đến nay thuộc các chất liệu đồng, sắt, thiếc, kẽm, chì, vàng… Mỗi loại chất liệu thường được những người thợ thủ công xưa sử dụng để chế tạo một số loại hình cụ thể nào đó chứ không phải sử dụng một cách tuỳ tiện. Ta sẽ thấy kim loại đồng thường dùng để đúc tượng, ngồi ra cịn làm cơng cụ lao động và vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, sắt có thể chỉ dùng để làm các cơng cụ lao động mặc dù ngày nay chúng ta tìm được rất ít đồ sắt có lẽ mơi trường và chất đất của Nam Bộ không cho phép chúng tồn tại lâu dài; cịn thiếc, chì, bạc, kẽm thường dùng để đúc những hiện vật nhỏ như bùa đeo, con dấu, đồng tiền, đồ trang sức; vàng chủ yếu dùng để đúc đồ trang sức, có thể được dùng đúc tượng hay cán mỏng thành sợi vàng hoặc vàng lá. Hình tượng phụ nữ thể hiện trên đồng chủ yếu là các tượng trịn, trên các đồ bằng thiếc, chì, kẽm, bạc chủ yếu là bùa đeo, con dấu, mặt nhẫn… trên vàng chủ yếu là các mảnh vàng mỏng có chạm khắc hình người.
Có thể phân chia các hiện vật kim loại thể hiện hình tượng phụ nữ thành hai nhóm: