Hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo được tìm thấy chủ yếu

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 119 - 120)

trong những di tích kiến trúc hoặc những di tích liên quan đến tơn giáo, trải rộng khắp địa bàn phân bố của văn hóa này ở Nam Bộ. Hình tượng này được tìm thấy trên nhiều loại hình khác nhau như tượng trịn, đồ gốm, kudu, diềm ngói, các loại con dấu, nhẫn dẫu, bùa đeo, mảnh vàng…bằng các chất liệu khác nhau như đá, đất nung, đồng, hợp kim thiếc, bạc, vàng, đá quý. Chất liệu và loại hình hiện vật gắn liền với những kỹ thuật chế tạo riêng, là yếu tố quyết định tạo nên những khác biệt trong cách thức thể hiện hình tượng nữ. Với chất liệu sa thạch, hình tượng nữ được thể hiện trên tượng trịn, chủ yếu là tượng của một số nữ thần Hindu giáo. Trên đất nung, hình tượng nữ được thể hiện dưới dạng phù điêu trên gốm, phù điêu trang trí kiến trúc và phù điêu trên diềm ngói. Với các loại con dấu, bùa đeo, nhẫn dấu, hình tượng nữ thể hiện trên đó là người phụ nữ khỏa thân mang bầu ngồi trong tư thế thoải mái hay còn gọi là kiểu ngồi Phù Nam, dưới hình thức phù điêu đơn giản, ước

lệ. Hình người phụ nữ trên lá vàng được thể hiện chủ yếu bằng thủ pháp khắc miết, một số thể hiện hình ảnh phụ nữ rất chi tiết, chân thật, một số theo xu hướng đơn giản với những đường khắc mảnh, nơng, đơi khi khó nhận ra hình dạng nhân vật. Những đặc trưng về chất liệu, loại hình, về cách thức thể hiện, về trang phục của hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Ĩc Eo giúp ta nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt khi so sánh với hình tượng nữ trong các văn hóa khác như Ấn Độ, Champa, Khmer, Cát Tiên.

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)