Hình tượng nữ thể hiện trên di vật đồng, thiếc, chì, bạc

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 70 - 77)

1. Đầu tượng nhỏ

Một đầu tượng nữ bằng đồng được phát hiện ở Óc Eo, ký hiệu MBB, số 3749. Chiều cao cịn lại là 2,45cm. Có lẽ đây là đầu tượng của một phụ nữ kiểu

Trung Quốc. Mặc dù hoen rỉ nhiều nhưng nét mặt cịn trơng thấy rõ. Đôi mắt mở rộng, ngang tầm trán. Tóc tỏa xung quanh mặt, rẽ ngơi giữa, hình thành nhiều mảng, quăn. Lưng trơn, giữa lưng có dấu vết của một bộ phận chống đỡ. Đầu tượng có lớp mốc đồng màu xanh lá cây nhạt [29: 247 – 248].

2. Tượng nữ thần Mahisasuramardini (bản ảnh 17, 18, 19)

Pho tượng nữ thần được các em học sinh trường phổ thơng cơ sở Vĩnh Bình Bắc tìm thấy trên sân trường, ở vị trí cách cụm cây dầu (trung tâm mộ Kè Một) khoảng 2m về hướng Đông Bắc và cách hành lang dãy lớp xây tường 3m về hướng Nam, thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Pho tượng này có thể được thờ trên mộ cổ Kè Một, hiện nay đang được bảo quản ở Bảo tàng Kiên Giang, ký hiệu

BTKG 383.

Đây là pho tượng nữ thần Mahisasuramardini bằng đồng rất hiếm hoi được biết cho đến ngày nay. Bề mặt tượng bị bao phủ bởi lớp mốc đồng màu xanh nhạt.

Tượng thuộc loại nhỏ, có phần chốt cắm bị vỡ một ít ở mặt trước. Kích thước tính ln cả đế là 26,8cm. Trên đỉnh nón và trên lưng có một số dấu lõm hình chữ nhật (dấu vết của kỹ thuật đúc tượng bằng khn chưa được xố hết). Pho tượng thể hiện hình ảnh của nữ thần Mahisasuramardini có bốn tay trong tư thế đứng lệch hông mạnh về bên trái, trên bệ hình chữ nhật (thế đứng tribhanga), mặt trước có hình đầu trâu đúc nổi cao dạng phù điêu và có chốt cắm ở dưới.

Nữ thần đội mũ trụ trơn, thẳng, đỉnh mũ bằng phủ kín mang tai, mặt sau kéo dài đến gáy tóc. Gương mặt bầu hơi bạnh ra ở cằm. Đôi mắt hơi cách xa nhau, mở to, xếch nhẹ ở đi mắt. Mí mắt nổi rõ. Trịng mắt lồi khơng thể hiện con ngươi. Chân mày vòng cung nổi nhẹ phía trên mắt. Mũi cao, sóng mũi thẳng, cánh mũi hơi bè, đầu mũi tròn. Miệng được thể hiện với môi trên mỏng, môi dưới dày, khép lại với khoé miệng cong lên như đang mỉm cười. Hai tai dài, thuỳ tai có rãnh sâu và dài. Lỗ tai được thể hiện rõ. Phần cổ thấp, trịn khơng có đường ngấn cổ cứng nhắc thường thấy trên một số tượng đá. Thân người đầy đặn với phần thân trên để trần. Ngực trịn khơng to lắm thể hiện rõ đầu vú bằng một vịng trịn khắc chìm. Giữa

ngực có một đường nứt nhỏ. Bờ vai xi, cánh tay lớn, chia ra từ vai. Hai tay phía sau co lên ngang vai cầm các bảo vật của thần Visnu. Tay phải cầm bánh xe, tay trái cầm vỏ ốc. Bàn tay cầm các bảo vật bằng ngón cái và ngón trỏ, các ngón cịn lại khép hờ, ngón út hơi cong lên trơng rất duyên dáng. Ngón tay thể hiện rõ móng tay. Hai tay trước cong lên phía trước. Tay trái nắm lấy chuỳ hình trụ dài chống xuống bệ. Chân chuỳ được trang trí bằng một vịng hoa văn hình bầu vú, một dạng hoa văn thường thấy trên những chiếc vòng bằng vàng hoặc bạc của văn hố Ĩc Eo. Tay phải cầm một vật hình trụ dài, hơi cong và nhỏ hơn cây chuỳ ở bàn tay trái. Cách cầm bảo vật ở tay phải dưới khá đặc biệt có thể vì lý do kỹ thuật – đó là thói quen dùng các vật chống cho các pho tượng bằng đá mặc dù tượng đồng không cần dùng đến nữa, hoặc có thể đó là cây thích trượng của thần Siva hoặc thanh gươm của nữ thần Mahisasuramardini, thường thể hiện trên các pho tượng ở Ấn Độ [74: 51].

Phần bụng trịn hơi phồng nhưng eo thon, hơng nở. Mơng tròn nổi nhẹ dưới váy. Bàn chân lớn thô chỉ thể hiện 4 ngón. Mu bàn chân đầy đặn. Nữ thần vận sarong trơn cao đến ngang lưng, không để hở nhiều phần bụng, phủ dài đến trên mắt cá chân. Sarong có một nhóm nếp gấp bng từ giữa bụng xuống thân và hơi xoè ra ở gấu váy. Sarong khơng có thắt lưng, chếch về phía trái một chút có vạt vải cuốn gấp thành một mảng lớn hình túi bng xuống trước bụng.

Nữ thần đứng trên bệ thể hiện ở mặt trước một đầu trâu có hai sừng to, cong ngang. Đôi chân chạm lên sừng trâu. Mặt trâu trông hiền lành. Hai tai giống như chiếc lá nhỏ có rãnh dài, sâu, trịn. Mõm dài thể hiện rõ hai lỗ mũi. Miệng mở ra, lưỡi hơi lè ra ngồi như thể đang cười. Mắt khơng thể hiện rõ.

Tượng Kè Một có nhiều nét gần gũi với phong cách Prei Kmeng hơn là phong cách Kompon Prah và mang nhiều nét hiện thực hơn. Niên đại khoảng thế kỷ VI – đầu thế kỷ VII [39: 107 – 108].

Mảnh kim loại:

Một tấm thiếc mỏng được cắt theo hình dáng của một phụ nữ đã được L. Malleret mua của một tư nhân ở Óc Eo. Người này đã đục lỗ dưới cằm và dưới cổ để buộc phần đầu bị rách rời vào thân hình. Hiện vật cao 7,8cm, dày trung bình 0,3cm, ký hiệu MBB, số 4000. (Bản ảnh 20).

Hình phụ nữ có mặt sau trơn tru. Không rõ kỹ thuật chế tác như thế nào. Dựa theo mô tả của L. Malleret có thể hình dung được hình ảnh trên tấm thiếc là một phụ nữ có dáng thanh lịch, trẻ trung, trong tư thế lệch hông mạnh về bên phải, thân mặc sarong dài để hở bụng. Người phụ nữ có gương mặt ngắn, trán rộng, đặc điểm tiêu biểu của dân tộc Campuchia hiện nay, kèm theo là mái tóc chải ngược như cắt theo kiểu bàn chải, chứng tỏ kiểu tóc này đã có từ lâu đời ở Campuchia.

Ngực để trần, eo thon, hông nở. Bề mặt tấm thiếc bị han rỉ nên nét trang trí trên sarong trơng khơng rõ lắm: đường gấp nổi chĩa về hai bên, giữa các gân thể hiện hàng dãy chấm trịn. Dưới sarong có thể hình dung được dáng của hai chân. Mép trên của sarong thể hiện bằng mấy gạch ở phía bên trái. Cịn thấy lờ mờ hình thắt lưng xệ xuống quá rốn. Trên cổ đeo hai chiếc kiềng. Cánh tay phải bị gãy gần đến vai. Cánh tay trái cong gập đến ngang hông, bàn tay đã mất, đeo một dãy vòng, giống như những vòng bằng đồng thau trên cánh tay các phụ nữ ở Tây Nguyên ngày nay như Stieng, Mạ, Mnong, Bana… Một loại trang sức rất phổ biến ở Đông Dương, đôi khi đàn ơng cũng ưa thích. Trên một bức chạm hình thuyền ở phịng phía tây nam Angkor Vat, người ta trông thấy hai phụ nữ và một nam giới đeo trên cánh tay một loạt vòng chồng lên nhau, trơn hoặc xoắn.

Theo L. Malleret, những đồ trang sức này xuất hiện muộn trong thời cổ đại của Ấn Độ, hoặc gần khớp với thời kỳ Óc Eo. Một hình tượng Yaksi trên stupa lớn ở Sanchi đeo ở cánh tay và ở cẳng chân hàng loạt vòng. Người ta cũng thấy những vòng tương tự trên các hình tượng phụ nữ ở các bức chạm chìm của nghệ thuật Amaravati, ở các trụ hàng hiên thuộc nghệ thuật Mathura (bản ảnh 20, hình 2). Về sau kiểu vịng trang sức này biến mất trong các tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ [29: 345 – 347].

Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy vòng đeo tay là một loại trang sức phổ biến và có lịch sử lâu đời ở nhiều vùng của Việt Nam. Ở miền nam Việt Nam, trong các di tích tiền sử đã tìm được những chiếc vịng đeo tay gần giống như thế. Trong di tích Gị Ơ Chùa tìm thấy nhiều vịng đeo tay bằng thủy tinh, bằng xương sừng, còn ở Giồng Cá Vồ, ngồi những chiếc vịng bằng thủy tinh, cịn có vịng làm bằng mã não, vòng bằng vỏ ốc… Trong văn hố Ĩc Eo, vòng đeo tay cũng là một loại trang sức phổ biến bên cạnh những loại hoa tai, đồ cài tóc… một số

loại hình vịng đeo tay và hoa tai có nguồn gốc từ những nền văn hố tiền Ĩc Eo hình thành và phát triển ở Nam Bộ.

Lối thể hiện trang phục của người phụ nữ này tương tự với trang phục của nữ thần Mahisasuramardini ở Liên Hữu – Trà Vinh ở dạng sarong in hoa ôm sát thân, dài đến cổ chân. Đặc điểm gương mặt và kiểu đầu tóc gần gũi với người Khmer và khơng giống với hình ảnh phụ nữ từng được thể hiện trên lá vàng, con dấu, bùa đeo, mặt đeo… Có thể cho rằng hiện vật này có niên đại khoảng thế kỷ VIII hoặc muộn hơn.

Bùa đeo:

Các tiêu bản được xem là bùa đeo thường đúc bằng thiếc hoặc hợp kim chì – thiếc. Tấm bùa thường có hình chữ nhật, kích thước nhỏ, có vịng đeo dây. Cả hai mặt đều được trang trí bằng các biểu tượng khác nhau, đơi khi chỉ trang trí một mặt hoặc để trống. Bùa đeo cũng dễ nhầm lẫn với cặp chì niêm phong hàng hố. Một đặc điểm để phân biệt giữa bùa đeo và cặp chì là hình ảnh thể hiện trên mặt bùa đeo thường là hình tượng người, hình tượng động vật hoặc những biểu tượng có tính chất tơn giáo.

Trong số những bùa đeo phát hiện từ trước đến nay mới có hai tiêu bản thể hiện hình phụ nữ với kiểu dáng gần tương tự nhau.

Tấm bùa đeo phát hiện ở Nền Chùa (xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) có hình chữ nhật, màu xám đen, một mặt đúc nổi hình người phụ nữ ngồi trong tư thế thoải mái hay còn gọi là kiểu ngồi vương giả, trên mặt bên đúc nổi hình một con ốc. Hiện vật đang được trưng bày ở Bảo tàng Kiên Giang. Người phụ nữ được thể hiện trên tấm bùa với đường nét đơn giản và dường như không mặc trang phục. Đầu nhỏ nhắn, hơi nghiêng về bên trái. Gương mặt thon dài khơng thể hiện chi tiết, tóc lượn sóng, dài chấm vai. Trên đầu dường như đội một vật nhỏ hình trụ dài trơng như vương miện. Bên cạnh người phụ nữ, ở góc phải trên của tấm bùa có hình mặt trăng khuyết. Bờ vai được thể hiện tròn đầy, ngực nở, bụng trịn to như đang có chửa. Hai tay không thể hiện bàn tay. Chân trái chống đầu gối lên, chân phải ngồi xếp bằng, bàn chân chỗi ra ngồi. Tay trái ôm lấy đầu gối, buông dọc theo chân trái. Tay phải buông thõng theo thân. (Bản ảnh 21, hình 3 – 4).

Tấm bùa đeo phát hiện ở Nhơn Thành (ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành, Cần Thơ) cũng thể hiện hình đúc nổi trên cả hai mặt là hình người phụ nữ ngồi trong tư thế thoải mái và hình vỏ ốc. Hiện vật đang được trưng bày ở Bảo tàng Cần Thơ, ký hiệu BTCT 1010/ IIN.350. Tấm bùa hình chữ nhật, màu xám đen. Người phụ nữ thể hiện trên tấm bùa có gương mặt trịn, trên đầu thể hiện một vịng bao hình trịn ơm lấy khn mặt, có thể là tóc hoặc một loại mũ trịn. Gương mặt khơng thể hiện chi tiết. Tư thế ngồi cũng giống như người phụ nữ trên tấm bùa ở Nền Chùa, cái đầu hơi nghiêng về bên trái trong cách ngồi thoải mái dường như không mặc trang phục, chỉ hơi khác ở chi tiết hình đúc nổi khơng rõ ràng, bờ vai được thể hiện đầy đặn hơn, tay và chân to mập hơn. (Bản ảnh 31, hình 1 – 2).

Trong sưu tập của L. Malleret cũng tìm được một số bùa đeo đúc nổi hình người và hình súc vật ở cả hai mặt. Trong đó, hình người thường được thể hiện trong tư thế ngồi thoải mái (còn gọi là tư thế tĩnh toạ đế vương hay kiểu ngồi Phù Nam), mặt còn lại thể hiện hình con bị có bướu, cịn đề tài vỏ ốc thường đi kèm với đề tài súc vật, bình hoa, hoặc đinh ba [29: 396 – 402]. Đề tài hình người phụ nữ bụng to và hình vỏ ốc chưa từng được phát hiện trước đây. Hai hiện vật này có thể thuộc thời kỳ văn hóa Ĩc Eo.

Con dấu và nhẫn dấu:

Chúng bao gồm các di vật giống các con dấu rời và cả các di vật có cơng dụng giống nhẫn đeo tay nhưng trang trí lại giống các con dấu đóng “niêm phong” mà L.Malleret gọi là “nhẫn dấu”. Chúng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng đỏ, thiếc, vàng, đá, thuỷ tinh và cả bằng gỗ. Sự hiện diện của loại di vật này trong nhiều địa điểm văn hóa Ĩc Eo biểu hiện một tâm lý gắn liền với thói quen bảo đảm các sự việc bằng con dấu [29: 389]. Những hình chạm khắc trên bề mặt khá đa dạng, thường là những đề tài phổ biến trên nhiều di vật khác của văn hóa Ĩc Eo như hình động vật, hình người, hình chữ Phạn… với chủ đề và bố cục hoàn chỉnh, cân đối trên một diện tích nhỏ hẹp, thể hiện trình độ kỹ thuật điêu luyện của người thợ thủ công đương thời. Trong số các con dấu và nhẫn dấu được tìm thấy từ trước đến nay, chỉ có 3 tiêu bản thể hiện hình tượng phụ nữ.

1. Con dấu hình chữ nhật

Hai con dấu bằng thiếc (hoặc hợp kim thiếc - chì), phát hiện ở Óc Eo, ký hiệu MBB, số 3260 và MBB, số 3900, kích thước lần lượt là 1,7cm x 1,25cm và

1,8cm x 1,4cm, cao 1,2cm và 1,1cm. Con dấu hình chữ nhật, có cán nhỏ đục lỗ treo. Trên bề mặt cả hai tiêu bản chạm nổi hình một nhân vật ngồi xếp bằng trịn, đầu hơi nghiêng về một bên, có lẽ là một phụ nữ đang chải tóc [29: 391]. Niên đại có thể thuộc thời kỳ văn hóa Ĩc Eo.

2. Nhẫn dấu (Bản ảnh 22, hình 1 – 2; bản vẽ 6, hình 2)

Một chiếc nhẫn khắc dấu đã được phát hiện ở bờ kênh xáng múc, trong lớp đất xáng cạp múc lên từ lòng kênh thuộc đất của ông Bảy Xệ, ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ. Hiện vật đang được trưng bày ở Bảo tàng Cần Thơ, ký hiệu BTCT 1031/II N. 359.

Chiếc nhẫn được làm bằng bạc, màu xám đen, có vịng đeo hình trịn, mặt nhẫn khơng bằng phẳng, hơi cong lồi, hình bầu dục, nằm ngang trên vịng đeo. Kích thước mặt nhẫn đo được: dài nhất 2,3cm, rộng nhất 1,4 cm và dày 2mm. Bề mặt nhẫn dấu đúc nổi hình người, có lẽ là phụ nữ vì ngực nở, bụng lớn như đang có mang, được bao quanh bởi một vành nổi viền ngoài. Đường nét khắc sâu, những chi tiết trên cơ thể nổi rõ tạo cảm giác đầy đặn.

Người phụ nữ được thể hiện với dáng dấp ngồi thoải mái còn được gọi là “kiểu ngồi vương giả”, có thể khơng vận quần áo nên các chi tiết trên cơ thể đều lộ ra rõ ràng và tư thế ngồi khơng bị gị bó. Cái đầu tròn được bao quanh bằng một

vành hình cung dài đến tai mà nhiều người cho là giống nón giáp Hy Lạp - La Mã. Gương mặt bầu trịn. Chân mày hơi xếch. Đơi mắt to và sâu, mũi cao gọn, miệng

rộng như đang mỉm cười. Gò má cao, cằm tròn. Hai tai dường như đeo hoa tai tròn khá to. Cổ đeo vòng bản rộng. Phần ngực và bụng rất rõ nét. Ngực thể hiện nổi trịn, có đường chia giữa hai bầu ngực và bụng. Bụng to, lỗ rốn dài và sâu.

Ở bên vai trái hình người có đúc nổi hình mặt trăng khuyết. Chân phải ngồi xếp bằng trên một vật nằm ngang tựa như mặt ghế, chân trái chống đầu gối lên. Tay phải buông thõng xuống, tay trái co lại ở khuỷu tay và đặt lên đầu gối chân trái. Bàn tay và bàn chân không thể hiện rõ. Hiện vật có thể thuộc thời kỳ văn hóa Ĩc Eo.

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)