Niên đại của hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 102 - 104)

b. Hình tượng nữ thể hiện trên di vật vàng

3.1.4. Niên đại của hình tượng nữ trong văn hóa Ĩc Eo và hậu Óc Eo

Hình tượng phụ nữ xuất hiện lẻ tẻ trên những phù điêu đất nung khoảng từ thế kỷ IV – V sau Công nguyên và ngày càng xuất hiện nhiều hơn với nhiều loại hình khác nhau.

Hình tượng phụ nữ được tìm thấy sớm nhất trong văn hóa Ĩc Eo có thể là cơ gái trong kudu đơi nam nữ ở bảo tàng An Giang. Chàng trai và cô gái trong kudu này gần gũi với các đôi nam nữ trên cột hàng rào tháp Bhutesa (Mathura) mà niên đại của chúng vào khoảng thế kỷ II – III sau công nguyên. Chất liệu và loại hình cho phép đốn định kudu này có niên đại khoảng thế kỷ IV – V [40: 432 – 433] và là loại hình kudu sớm trong văn hóa Ĩc Eo, muộn hơn là kudu có đầu một cơ gái. Trong giai đoạn này cũng có thể đã xuất hiện những hình phụ nữ chạm trên các mặt nhẫn, con dấu bằng mã não, đá thủy tinh, các loại bùa đeo bằng thiếc – chì, nhẫn dấu… Căn cứ trên những biểu tượng thuộc Ấn Độ giáo thường thấy trên nhiều đồ trang sức Ĩc Eo, chúng ta có thể dự đốn rằng các hiện vật ấy đã xuất hiện vào thời kỳ dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn [29: 315], chúng đặc biệt nở rộ trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn hóa Ĩc Eo ở Nam Bộ, khoảng thế kỷ V – VI.

Các hình tượng nữ thần có lẽ bắt đầu xuất hiện vào cuối thời kỳ văn hóa Ĩc Eo, khoảng thế kỷ VI đầu thế kỷ VII với rất ít điêu khắc cịn lại cho đến ngày nay như đầu tượng nữ thần sa thạch ở Gò Tháp, tượng nữ thần Mahisasuramardini bằng sa thạch ở Tây Ninh, tượng nữ thần Mahisasuramardini bằng đồng ở Kè Một, tượng nữ thần bằng sa thạch ở chùa Bửu Tháp và Giồng Sa Rài... Từ thế kỷ VII trở về sau, các tượng nữ thần dường như phổ biến hơn.

Tại sao trước thế kỷ VII các hình tượng nữ thần dưới dạng tượng trịn rất ít thấy mà chỉ sau thế kỷ VII tượng nữ thần mới xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VIII?

Ở Chân Lạp, cuối thế kỷ VII là thời kỳ diễn ra q trình chinh phục vùng đất phía Nam, vốn là đất đai của các vua Phù Nam, nơi mà cư dân có một trình độ phát triển cao về nhiều mặt. Trong q trình đó, người Khmer Chân Lạp đã đứng trước một vùng đất có lịch sử huy hoàng và một nền văn hóa phát triển cao với tượng Visnu là hình tượng được tôn thờ và khắc tạc nhiều nhất trong lĩnh vực tượng trịn.

Trước tình hình này thì hình tượng Siva, biểu trưng cho ước vọng về cuộc sống nông nghiệp trù phú của những người Khmer vùng trên đã khơng cịn thích hợp với những cư dân vùng dưới và ven biển nữa. Vì vậy một biểu tượng nghệ thuật kết hợp được quyền năng của hai vị thần này khơng gì thích hợp hơn là hình tượng Hari – Hara – hình tượng hỗn hợp đã từng thoáng xuất hiện ở Ấn Độ, cùng với những pho tượng nữ thần hỗn hợp (biểu hiện dưới dạng nữ tính của Siva là nữ thần Uma hoặc Dugar nhưng các bàn tay lại cầm những vật đặc trưng của thần Visnu) [73: 59 – 61]. Có thể do ảnh hưởng của Chân Lạp, vào thời kỳ này, trong một vài vùng ở Nam Bộ bắt đầu xuất hiện những tác phẩm điêu khắc dưới dạng nữ thần, nó cũng phản ánh sự biến động của xã hội đương thời. Các vị nữ thần thường gặp trong giai đoạn này là nữ thần Laksmi và Mahisasuramardini chiến thắng quỷ trâu. Đặc biệt, nữ thần Mahisasuramardini là sự kết hợp yếu tố Siva và Visnu được thể hiện trên chiếc mũ trụ trùm kín đầu và các bảo vật cầm trong tay chứng tỏ sự kết hợp quyền năng của hai vị thần vĩ đại này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vị nữ thần kết hợp này ngồi việc dung hịa hai xu hướng thờ Visnu và Siva còn nhằm tập trung tất cả những quyền năng cao cả của hai vị thần trong một hiện thân. Và người ta tôn thờ các nữ thần này phải chăng nó phản ánh một sự quay về với tín ngưỡng thờ nữ thần mẹ, khi con người rơi vào tuyệt vọng, cứu cánh nào hơn là được sà vào lòng mẹ để được chở che, nâng đỡ vượt qua những tháng ngày khó khăn, những biến cố trong cuộc sống, lúc bấy giờ có thể là những biến cố tự nhiên và sự xâm lược của quân Chân Lạp.

Niên đại của các tượng nữ thần kéo dài trong hai thời kỳ từ Óc Eo sang hậu Óc Eo: giai đoạn cuối của văn hóa Ĩc Eo (thế kỷ VI - VII) các hình tượng nữ thần mới bắt đầu xuất hiện và chỉ trên chất liệu đá và đồng. Đặc biệt, với chất liệu đá chỉ tìm thấy tượng thần chứ không thấy tượng người. Từ thế kỷ VII trở về sau, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII các hình tượng nữ thần bằng đá xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Từ thế kỷ VIII trở về sau bắt đầu xuất hiện những hình tượng nữ thần trên diềm ngói. Nữ thần được thể hiện trong hình dáng đơn giản với hai tay chắp ra trước ngực, đùi đứng dang rộng, hai chân chụm vào nhau. Sự xuất hiện của chúng là bằng chứng cho sự tồn tại của những di vật thuộc thời kỳ hậu Óc Eo.

Một phần của tài liệu Hình tượng nữ trong văn hóa Óc Eo và Hậu Óc Eo (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)