HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 32 - 33)

ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX

5.1. Đặt vấn đề

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời kỳ thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Nam Bộ. Dù tư bản và chính quyền thực dân Pháp chỉ đeo đuổi lợi ích của chính nó, nhưng về mặt khách quan đã du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Đơng Nam Bộ, điển hình là sự phát triển nền kinh tế thị trường gắn liền với quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác tài nguyên, giao lưu bn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Xin phép được điểm qua các chương trình thiết lập dưới thời Toàn quyền Doumer vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tác động nhiều mặt đến hoạt động thương mại và vận tải biển ở Đơng Nam Bộ. Đó là chương trình Doumer, xây dựng một hệ thống đường xe lửa xuyên Việt nối liền Sài Gòn – Hà Nội, dài 2.136 km. Hệ thống đường bộ cũng được thiết lập, mà chiều dài vào năm 1939 là 23.987 km gồm có 17.500 km lát đá và 5.000 km trải nhựa103. Ở Đơng Nam Bộ có ba con đường thuộc nối liền Sà Gòn với Vũng Tàu, Đà Lạt và đi các tỉnh Tây Nam Bộ.

Hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt ở Đông Nam Bộ đã tiếp nối với bến cảng Sài Gòn là cho hoạt động giao thương khu vực này rất nhộn nhịp. Cảng Sài Gịn được mở ra cho sự thơng thương từ năm 1860, khi quân Pháp bắt đầu chiếm Nam Bộ và đã trở thành một trong những thương cảng quan trọng nhất ở Đông Dương. Năm 1939, cảng Sài Gòn vận chuyển 3.000.000 tấn hàng và với 2.000 lượt xuất nhập của tàu biển quốc tế.

Một tiền đề khác góp phần tạo nên nét năng động trong hoạt động thương mại Đông Nam Bộ là việc xây dựng các cơng trình thủy nơng, vét sông và tháo nước ở Nam Bộ đã làm tăng thêm diện tích đất canh tác, tăng năng suất lúa. Nhờ vậy hoạt động xuất khẩu lúa gạo luôn tăng nhanh. “Kể từ năm 1893 trở đi, các cơng trình đào kênh, vét sơng, tháo nước được lập thành kế hoạch và được giao phó cho các cơng-ty

103 J. Maillard, “Réseau routier indochinois”, Encyclopédie mensuelle d’Outre-mer no 32, 1953, tr. 321-323; n° 41, 1954, tr. 30-32 – Dẫn theo Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đơ hộ, Lửa Thiêng, Sài Gịn, tr.178. 41, 1954, tr. 30-32 – Dẫn theo Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đơ hộ, Lửa Thiêng, Sài Gịn, tr.178.

85

tư nhân lãnh thầu, dưới sự kiểm sốt của Nha Cơng-chánh104. Thể tích đất vét hàng năm trung bình là 824.000m3 trong giai đoạn thập niên 1890-1900, lên tới 7.233.000 m3 trong giai đoạn thập niên 1920 - 1930105. Được đào cả thảy 1.300 km kênh chính và 2.500 km kênh phụ. Các cơng-trình đã tốn 48.000.000$ nhưng cho phép sinh địa tăng thêm 35.000 ha mỗi năm; đồng thời, các kênh đào cũng hiến điều kiện thuận tiện cho sự lập dân và sự chuyên chở số lúa gạo sản xuất. Diện-tích trồng lúa tăng gấp 421 % và dân-số Nam kỳ tăng gấp 267 % trong vòng nửa thế-kỷ”106:

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thì việc đầu tư tư bản vào một số lĩnh vực vận tải, thương mại, đồn điền… đã làm cho hoạt động thương mại và vận tải biển tại Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX phát triển hơn hẳn so với những thời kỳ trước đó. “Có thể nói rằng thời kỳ từ 1924 đến 1930 là thời kỳ thịnh nhất của công cụôc đầu tư của tư bản Pháp Việt Nam”.107

Từ năm 1888 - 1918, số vốn của tư nhân đầu tư tại Việt-Nam là 492 triệu phơ răng, được phân phối như sau: Kỹ nghệ và mỏ: 249 triệu; Vận tải:128 triệu; Thương mại: 75 triệu; Nơng nghiệp: 40 triệu. Trong vịng sáu năm (1924-1929), số vốn Pháp đầu tư tại Đông Dương đã lên tới 3 tỷ phơ răng phật-lăng108. “Trong khi giá thị trường cao su tăng khiến một số vốn là 700 triệu phơ răng đã được đầu tư vào các đồn-điền cao su trong vùng đất đỏ (terres rouges) phía Đơng Bắc Sài Gịn; diện tích các đồn điền này tăng từ 15.000 ha năm 1920 tới 90.225 ha năm 1929. Đồng thời, các nhà kinh

104 Ch. Robequain, “Les dragages de Cochinchine”, Annales de Géographie. 1932, tr. 554-556. Quan trọng nhất là Sociộtộ franỗaise de dragages et de travaux publics do Ngân-hàng Đông-Dương kiểm tra. là Sociộtộ franỗaise de dragages et de travaux publics do Ngân-hàng Đông-Dương kiểm tra.

105Một ví dụ: Inspection générale des Travaux Pulics, Dragages de Cochinchine: canal Rachgia-Hatien. Saigon, 1930, 82 tr. 1930, 82 tr.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)