Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đơ hộ, Lửa Thiêng, Sài Gịn, tr

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 34 - 42)

87

khơng là nhìn vào quy mơ của chợ. Nếu ở nơng thơn, làng là quan trọng, thì chợ chính là cái cơ sở quan trọng nhất của một làng ở Đông Nam Bộ. Làng nào cũng tự hào về chợ làng mình – nơi gắn bó, giao lưu trao đổi, bn bán, hẹn hị… của các thành viên trong làng. Đi chợ hàng ngày là nhu cầu không phải chỉ mua bán mà còn là gặp gỡ, giao lưu, thể hiện các mối quan hệ xã hội. Bên những mái lều, hàng quán thấp lè tè, lụp xụp, những cuộc mua bán, ngả giá diễn ra sôi nổi, đôi khi thu hút sự tham gia của cả những người đi chợ khơng có nhu cầu với món hàng đó. Người bán chào mời, ra giá cho hàng hóa của mình, cịn người mua dù đã ưng món hàng nhưng vẫn mặc cả để được giá hời nhất. Mặc cả dường như đã trở thành một việc không thể thiếu khi người Việt đi chợ. Dù vậy, khơng khí của cuộc mua bán ở chợ quê vẫn rất vui vẻ, ai cũng xởi lởi dù bán được hàng hay khơng. Bởi ở đó, hầu như mọi người quen biết nhau, thuận mua, vừa bán, khơng thì lần sau quay lại.

Nét đặc trưng của chợ quê Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX là tính tự cung, tự cấp. Hầu hết những món hàng được bày bán ở chợ đều do người nơng dân tự tay làm ra. Cũng có các tiểu thương buôn bán chuyên nghiệp hơn với những sạp hàng cố định nhưng số đó khơng nhiều. Đơi khi chỉ là, chục trứng, con gà, mớ cá, mớ rau tập tàng của nhà trồng được…, người dân cũng mang ra chợ bán và họ phải đi từ rất sớm để mong chọn cho mình một vị trí thuận lợi nhất. Bán thứ mình có và mua những thức mình cần, cứ như thế, người dân quê đi chợ đôi khi đóng vai cả người bán và người mua. Điều này, ở chợ thành thị hầu như khơng có và nó tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt cho mỗi phiên chợ q truyền thống.

Ở Đơng Nam Bộ nhiều chợ có đặc điểm riêng về dân cư và sản phẩm. Đi mỗi chợ có thể nhận biết nhiều điều về nơi ấy: dân cư, ngôn ngữ, sản phẩm, các mối quan hệ xã hội qua xưng hô. Chợ ở vùng nông thôn Đông Nam Bộ thường họp rất sớm và vãn cũng nhanh như khi nó bắt đầu. Phần vì khơng có nhiều hàng hóa; phần vì chợ họp sớm, tan nhanh để người dân cịn kịp về lo cơng việc đồng áng, nhất là những ngày mùa bận rộn.

Chợ là nơi trao đổi bn bán hàng hóa trong một khu vực địa lý. Những năm đầu thế kỷ XX ở Đông Nam Bộ có nhiều chợ khá nổi tiếng: Đa Kao, Cầu Kho, Tân Định, Xóm Chiếu, Bàu Sen, Bà Chiểu, Bà Điểm, Thị Nghè, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hòa Hưng, Cầu Ông Lãnh, Chợ Lớn, Bình Tây, Thủ Đức…(Sài Gịn); chợ Thủ (Bình Dương).

88

Chợ Bến Thành, nằm cạnh bến sông gần thành Gia Định nên có tên gọi là Bến

Thành, và theo đó chợ cũng có tên là chợ Bến Thành. Khi Pháp đã chiếm Gia Định chợ bị huỷ hoại hoàn toàn. Năm 1912, người Pháp lấp ao Boresse để xây chợ mới, cách địa điểm chợ Bến Thành cũ không xa. Ngày 28/3/1914, ngôi chợ mới này được khánh thành và vẫn có tên là chợ Bến Thành.

Chợ Bình Tây (cịn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ,

mang đậm phong cách Á Đơng, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gịn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan… Chợ Bình Tây được khởi cơng từ năm 1928 và hồn thành năm 1930.

Chợ Bình Tây đầu thé kỷ XX (Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới).

Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn online - 07/02/2013

Từ những năm đầu thế XX – cho đến ngày nay – chợ Bình Tây là nơi làm ăn bn bán chính của đồng bào người Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh. Hàng hóa trong chợ phần lớn được phân phối dưới hình thức bán sỉ cho mối lái các tỉnh và những tư thương mua về bán tại các chợ nhỏ trong thành phố. Chợ hoạt động từ 3 giờ sáng đến 9, 10 giờ đêm. Tờ mờ sáng, chợ đã bắt đầu náo nhiệt với những gian hàng thực phẩm, quần áo. Người bán, kẻ mua từ khắp nơi đổ về rất nhộn nhịp và sôi động. Tiểu thương người Việt và người Việt gốc Hoa kinh doanh buôn bán ở chợ Bình Tây có truyền thống tương trợ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

89

Dọc theo khn viên chợ, có những quầy ăn uống bày bán nhiều món ăn Nam Bộ với giá rất bình dân để phục vụ khách đi đường và tiểu thương trong chợ. Thức ăn ở đây cũng phong phú và khơng kém phần hấp dẫn như các món cháo, bún măng, bánh ướt, vịt tiềm… Đặc biệt, các sạp bán thức ăn ở đây rất biết chiều lòng thực khách bằng cách thường xuyên thay đổi món cho phù hợp với khẩu vị. Về đêm, chợ Bình Tây cũng nhộn nhịp và thơ mộng dưới màu đỏ của những chiếc đèn lồng đong đưa trước gió. Lúc này, du khách có thể đi dọc bên hông chợ để xem những quầy trái cây bày bán rất nhiều loại đặc sản được đưa từ miền Tây về.

Chợ Lớn cũ, ra đời sau khi người Hoa từ Cù Lao Phố về đây lánh giặc Tây Sơn

(1776). Ảnh này chụp đầu thập niên 1920. Địa danh Chợ Lớn phát xuất từ đây: ngôi chợ lớn nhất vùng... “Chợ Lớn”. Sau khi lập Chợ Lớn mới (Bình Tây) thì chợ này bị dẹp bỏ vì q tải.

Ảnh: Doanh nhân Sài Gịn online - 07/02/2013

Bến Bình Đơng dọc theo hai bờ kênh Tàu Hũ trở thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam với sự kết hợp liên hoàn giữa hệ thống các điểm xay lúa, kho gạo và bến bãi. Bến Bình Đơng chính là nơi chứng kiến một giai đoạn thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo trong suốt những năm đầu thế XX. Nơi đây là một phần quan trọng của Chợ Lớn, được hình thành ngay khi người Hoa từ Cù lao Phố (thuộc Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tới đây vào năm 1778.

Chợ Thủ, Bình Dương những năm đầu thế kỷ XX đã trở thành một trung tâm

mua bán tấp nập. Chợ nằm gần sát sơng Gài Gịn, nhìn từ xa, giống như một con tàu với cột buồm đang lênh đênh trên mặt sơng. Chợ có vị trí khá thuận lợi cho việc trao

90

đổi và buôn bán với các vùng lân cận. Chợ cịn có tên Phú Cường – địa danh vùng đất nơi có chợ.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí - bộ sách địa lý được biên soạn trong khoảng thời gian từ 1864 -1875, đã nói đến tên chợ Phú Cường: “Chợ Phú Cường ở thơn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập đơng đảo”. Đến năm 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó, tên chợ Thủ hoặc Thủ Dầu Một lại được nhắc nhiều đến trong dân gian.

Ai về chợ Thủ bán hủ, bán ve Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu

(ca dao)

Chợ Thủ được kiến trúc phóng khống, trang nhã. Những năm đầu thế kỷ XX, chợ Thủ là một trong những trung tâm thương mại của Đông Nam Bộ. Chợ Thủ nổi tiếng với nhiều mặt hàng độc đáo, phản ánh đặc điểm của vùng đất, như ghe – thuyền, ghè, hũ, nồi, bộ đồ chè, cối đâm tiêu... Vì những năm đầu thế kỷ XX đất Thủ Dầu Một là nơi nghề thủ công phát triển mạnh, kinh tế giao thơng hàng hóa rộng khắp nhờ vào nguồn nhân lực, thợ lành nghề đông đảo, nguyên vật liệu gỗ rừng, khoáng sản đặc dụng, dồi dào, lại ở vị trí thuận lợi cho việc giao thương đường thủy, đường bộ, tạo nên một quang cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền”, nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa rất lớn. Nghề đóng ghe thuyền ở Thủ Dầu Một rất phát triển. Còn các sản phẩm hũ, nồi, bộ đồ chè, cối đâm tiêu... là những đặc trưng cho tài nghệ của người thợ thủ công truyền thống năm xưa trên vùng đất này. Những dãy sạp, tiệm bày bán đủ các loại bánh của người Việt: bánh ướt tôm khô, bánh lọt, bánh cuốn, bánh tiêu thơm nồng. Ra phía bờ sơng người dân bày bán các chậu tơm cá, lươn, cua, sị, ốc, ếch sống tươi trong các chậu, thúng sơn, được người miền Tây Nam Bộ, có khi từ tận đất mũi Cà Mau mang lên bày bán, xếp thứ tự ngăn nắp xuôi theo phố chợ.

91

Chợ Thủ Dầu Một xưa. Ảnh: Internet

Cù lao Phố là một trong những đầu mối giao thông thủy, bộ của Đông Nam Bộ. Từ thế kỷ XVII, Cù lao Phố là một thương cảng, hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu nước ngồi đến bn bán. Những năm đầu thế kỷ XX hoạt động thương mại ở Cù lao Phố tiếp tục phát triển, là một trung tâm thương mại của Biên Hòa, Đồng Nai. Cù lao Phố trở thành một trung tâm thương mại và giao dịch vào loại nhất của Đơng Nam Bộ vào thời bấy giờ nhờ có ưu thế của một cảng sơng sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại hàng hoá. Vùng Cù lao Phố cũng là nơi hình thành sớm các ngành nghề thủ công: dệt chiếu, làm tơ lụa, làm gốm, mộc, đúc đồng, làm pháo hay chăn ni tằm, trồng mía, nấu đường... Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thương cảng Cù lao Phố còn tiếp nhận các nguồn hàng hóa từ nơi khác trên vùng Đồng Nai lúc bấy giờ như Phước Thiền, Bến Gỗ, Bến Cá...

92 Chợ Biên Hịa ngày xưa từ thơn Phước Lư dời về làm chợ Dinh, cũng gọi là chợ Bàn Lân hay chợ Lộc Giả. Nó được cất lại bằng cây lợp ngói vào năm 1889. Về sau vào năm 1896 mới cho lấp bãi dưới bờ sông rồi cẩn đá ong, để xây cất lại vào vị trí hiện nay.

Chợ Đồn là tên gọi rất quen thuộc mỗi khi nhắc đến Bửu Hịa (Đồng Nai). Chợ hình thành từ thế kỷ XVIII, nhưng phát triển mạnh khi thực thực dân Pháp đầu tư khai thác thuộc địa vùng đất này, đặc biệt là sau khi hoàn thành hai chiếc cầu Rạch Cát và Cầu Gành.

Những năm đầu thế kỷ XX, chợ Đồn là trung tâm thương mại của Đồng Nai, có bán các mặt hàng chạp phơ với các thương gia có tiếng như: Chú Di, Chú Dũ, Bà Ba Vạn… . Tại đây cịn có tiệm thuốc Bắc của ơng Hoạch, gần đó cũng có ba căn phố thuộc hội quán của các bang người Trung Hoa như Bang Phúc Kiến, Tiều Châu, Quảng Đơng, Hẹ… Gần sát khu vực bờ sơng có một con mương nhỏ, kế đó có một nhà vng sát bến sơng làm chợ cá, bn bán các loại cá đồng. Góc xẻo ngay chân Cầu Gành là vựa cá lớn của Bà Bồn, ghe đậu tấp nập lên tận bến sông Chợ Đồn cũ.

Hoạt động thương mại ở ở Bà Rịa – Vũng Tàu từ đầu thế kỷ XX gắn liền với việc phát triển kinh tế hàng hóa và q trình đơ thị hóa bán đảo Vũng Tàu với mục tiêu

93

xây dựng Cap Saint Jacques thành một thành phố đa chức năng, vừa kết hợp vai trò phòng thủ của một tiền đồn, vừa là một trung tâm nghỉ dưỡng biển lớn nhất Đông Dương. Công cuộc xây dựng và mở mang đường sá và các dịch vụ ở Vũng Tàu vào đầu thế kỷ XX đã tạo cho Vũng Tàu trở thành một thành phố biển sầm uất. Các chợ đầu mối trong tỉnh hoạt động nhộn nhịp, hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế - xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu những năm đầu thế kỷ XX.

Các chợ đầu mối như Bến Đình, Chợ Bến, Long Điền, Phước Hải… (Bà Rịa – Vũng Tàu) trở nên nhộn nhịp hơn, hàng hóa cũng dồi dào, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khác nhau. Các mặt hàng muối, mắm, hải sản chế biến…. từ các làng cá nổi tiếng của Bà Rịa – Vũng Tàu như Phước Hải, Phước Tỉnh, Long Hải… được các thương nhân người Hoa đưa đi bán ở Sài Gòn, Campuchia.

Chợ Vũng Tàu 1889. Ảnh: bariavungtau.com

Như vậy, hoạt động thương mại truyền thống ở Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX vẫn duy trì và có phần phát triển mạnh hơn những thế kỷ trước, bảo đảm cho người dân tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản và thủ cơng nghiệp của mình. Nhờ vậy, kích thích nền kinh tế hồng hóa ở khu vực này phát triển mạnh hơn so với cả nước.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 1930 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động thương mại ở Việt Nam nói chung, ở Đơng Nam Bộ,

94

nói riêng. Đó là sự rớt giá liên tục của các nguyên liêu và sản phẩm nông nghiệp, nhất là những mặt hàng chủ lực của Đông Nam Bộ như cao su, gạo… Một vài con số thống kê sau đây, phản ánh sự sa sút hoạt động thương mại.

Giá gạo trên thị trường sụt một cách nhanh chóng, một tạ trị giá 13,10$ vào tháng 4/1930, đến tháng 9/1930 giảm xuống 10,60$; tháng 3/1931: 7,10$; tháng 7/1932: 5,62$; tháng 11/1933: 3,20$. ($:đồng bạc Đông Dương)

“Số gạo xuất cảng giảm từ 1.797.000 tấn năm 1928 xuống 959.000 tấn năm 1931; vì gạo sụt giá, mãi-lực của giới sản-xuất cũng giảm xuống: giới sản-xuất gạo không trả nổi số lãi của các món nợ của họ. Diện tích trồng lúa ở Nam Kỳ giảm từ 2.028.000 ha năm 1928 xuống 1.961.000 ha năm 1933.

Cao su bị khủng hoảng sớm hơn, vì ngay từ năm 1927 số cao su sản xuất trên thế giới đã trội quá các nhu cầu. Giới sản xuất ở Việt Nam lại càng bị thiệt hại vì vào năm 1930, chỉ mới có một phần ba diện tích trồng cao-su sinh lợi mà thôi. Các nhà trồng đồn điền khơng có trữ kim, trong khi giá cao su trên thị trường khơng ngớt giảm đi” 111.

Tình hình đó đã ảnh hưởng trầm trọng đối với hoạt động thương mại ở Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX. Các công ty thương mãi, nhất là ở đây, bị tổn thất rất nhiều, dẫn đến hàng loạt vụ phá sản. Riêng ở Sài Gòn, trong hai năm 1930, 1931 Tồ án thương mại đã cơng bố 227 vụ - trong đó phá sản năm 1930: 101 vụ; năm 1931: 126 vụ. Một số lớn xí nghiệp khơng cầm cự nổi đã phải đóng cửa, trong khi một số khác phải thu hẹp đầu tư và quy mô. 112

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã đưa đến một sự tập trung tư bản mạnh mẽ ở Đông Nam Bộ. Cụ thể, để giảm thiểu các các chi phí nhiều xí nghiệp đã hợp nhất lại. Năm 1935, 4 công ty trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ được hợp nhất thành Công- ty Société Indochinoise de plantations d’hévéas, với một số vốn là 61 triệu đồng.

Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1932 đã bộc lộ những hạn chế của hoạt động thương mại Đông Dương nói chung, Đơng Nam Bộ nói riêng. Thực tế cho thấy tất cả hạ tầng cơ sở kinh tế được thiết lập ở Đông Nam Bộ nhằm đáp ứng các nhu cầu của ngoại thương chứ không phải để đáp ứng các nhu cầu thương mại nói chung.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)