Di tích Dinh Cơ đã được Bộ Văn hóa Thơng tin ra Quyết định số 65/VHQĐ ngày 16-1-1995 công nhận là di tích văn hóa lịch sử.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 82 - 84)

135

lẫn việc cúng lễ) và không thu hút đông người tham dự. Miễu Ngũ Hành Vũng Tàu là một trong những cơ sở tín ngưỡng quan trọng của ngư dân Vũng Tàu xưa-nay.177Hàng năm, Miếu Ngũ hành có rất nhiều ngày cúng lễ mang tính nghi thức. Nhưng cúng lễ lớn nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất là lễ hội cúng Bà - Nghinh Bà, kéo dài trong ba ngày, từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những năm đầu thế kỷ XX, tại Chợ Bến -Long Thạnh, Long Điền; Long Hương, Phước Lễ-Bà Rịa và một số nơi khác đều có đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và dân địa phương thường gọi là chùa Bà. Hiện nay, tại những nơi này chùa Bà chỉ cịn lại một vài dấu tích và sự lưu truyền trong ký ức dân gian vì đã bị chiến tranh tàn phá. Theo quan niệm của người Hoa, Thiên Hậu Thánh Mẫu là Mệ Ni (A Phị), Đại Mẫu (Mẹ Lớn), Má Tổ (Bà Mẹ). Tương truyền bà là một cô gái họ Lâm, người đời Tống, quê ở Phúc Kiến. Lúc 13 tuổi cô gái này gặp được minh sư chỉ giáo tu hành và đắc đạo tại thế, rất thần thông hiển lộng, hay cứu người bị nạn. Thương nhân người Hoa xem Thiên Hậu Thánh Mẫu là Nữ thần hộ mệnh của họ.178

Gần sát bờ biển làng Lưới Rê xưa của Phước Hải (nay là ấp Hải Trung) có ngơi đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Có lẽ ngơi đền này do những người đi biển, thương nhân Hoa kiều sinh sống tại đây dựng nên. Chính ngơi đền cịn treo bức hồnh sơn son thiếp vàng do Cầu Ân Dương Mai kính tống: PHÚC ẤM NHÂN QUẦN, với niên hiệu: Dân quốc thập cửu niên các lập, tức là lập vào năm dân quốc thứ 19 (1930-theo cách ghi niên hiệu của người Hoa lúc ấy; có lẽ bức hồnh này là cổ vật giá trị nhất còn lại nên nó được treo ở vị trí trang trọng nhất). Hiện nay, chưa có cứ liệu khả dĩ tin cậy để xác định niên đại xây dựng của ngôi đền này. Quan sát nền móng cũ có thể đốn định đền được xây dựng sớm hơn nhiều so với niên đại ghi trên bức hoành179.

Lễ hội Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Phước Hải trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX không tổ chức dài ngày, khơng quy mơ như lễ Nghinh Ơng, nhưng thu hút khơng chỉ riêng ngư dân Phước Hải mà cịn cả ngư dân các xã xung quanh. Ngày thường, nhiều gia đình ngư dân cũng đến đây cầu cúng. Mong Bà cho hưởng bình an khi đi biển.

177 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.166-173.

178 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.174-176.

179 Theo các cụ cao niên nhất trong làng thì đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này đã có từ thời Pháp thuộc (lúc họ sinh ra đã có). Trải qua thời gian lâu dài bị chiến tranh, hư hỏng nhiều. Gần đây, trong năm 2000, đền thờ được sinh ra đã có). Trải qua thời gian lâu dài bị chiến tranh, hư hỏng nhiều. Gần đây, trong năm 2000, đền thờ được nhân dân quyên góp tu sửa lại.

136

Khi người Việt mở đất mở nước xuống phương Nam, giao tiếp với văn hóa Chăm, họ đã tơn thờ Bà mẹ xứ sở trên đất mới nhưng theo một quan niệm khác. Nữ thần U Ma trở thành Ngung Ma Nương mà theo người Việt Bà là “Tiên chủ” của mảnh đất mới mà họ vừa tới lập nghiệp. Cịn Pơ Inư Nagar trở thành Thiên Y A Na. Thiên Y A Na lại tiếp tục hóa thân thành Bà Chúa Tiên (Chúa Tiên Nương Nương), Bà Chúa Ngọc (Chúa Ngọc Nương Nương) là những vị thần hộ mạng cho phái nữ. Bà Chúa Tiên hoặc Bà Chúa Ngọc có hai người con là Cậu Tài và Cậu Quý là những vị thần bảo hộ cho vùng sông nước. Những người dân sống gần vùng sơng nước, bn bán bằng đường thủy lại đồng hóa Pô Nưgar với Thủy Long Thánh Phi, tức một Nữ Thần sông nước. Hai người con của bà là “Cậu” và “Bà Cậu” là những vị thần cai quản các hải đảo hoặc cù lao ven sông ven biển. Tổng hợp các “Mẫu” nói trên Pơ Inư và Nagar dần dần trở thành Bà Chúa Xứ-một Nữ thần phổ biến và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu-Nữ Thần của người Việt, vốn chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng người Chăm.

Miếu Bà Chúa Xứ (chủ xứ) Phước Tỉnh được xây dựng trên một gò cát cao ấp Phước Hương, ngay bên đường đi vào trung tâm xã. Miếu quay mặt ra sông Cửa Lấp, đối diện với chợ Phước Tỉnh. Trước đây nó chỉ là một ngơi miếu nhỏ. Theo niên hiệu ghi trên tường miếu được lập năm 1804180.

Về tính chất lễ hội, quy mơ và mức độ ảnh hưởng của lễ hội Bà Chúa Xứ Phước Tỉnh chỉ trong một bộ phận dân cư của xã này. Hàng năm, vào ngày 16 tháng 3 âm lịch ngư dân Phước Tỉnh tổ chức cúng tế Bà Chúa Xứ. Lễ cúng tổ chức trong một ngày, với mục đích cầu an.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất địa đầu Nam bộ, nơi tiếp nhận và trung chuyển lưu dân từ các nơi khác nhau đến khai hoang và lập nghiệp ở vùng đất Nam Bộ nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Những lưu dân từ các nơi đến vùng đất này, đặc biệt là lưu dân vùng Thuận Quảng, đã mang đến những kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và các ngành nghề… phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.

Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù vẫn còn đối mặt với nhiều gian nan, vất vả nhưng nhờ vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, thời tiết nhiều ưu đãi, cư dân ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước chinh phục biển cả bao la phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt hải sản, sản xuất muối, chế biến hải sản và phát triển các nghê đan

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)