Báo cáo của Rigault de Gebouilly khi chuyển hướng chiến lược vào Nam gửi cho bộ hải quân Pháp ở Paris Dẫn theo Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp(1990), “Tổng quan về kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh”, Địa chí

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 43 - 45)

96

tại Sài Gòn. Những con lạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể trở thành những tuyến thương mại hạng nhất”115.

Cảng Sài Gịn nằm ở phía Nam bán đảo Đơng Dương, như một điểm hội tụ của những hệ thống thủy vận nối liền Châu Âu với Đông Á và Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á.

Cảng Sài Gịn nằm trên mép sơng Sài Gịn, cách cửa biển Vũng tàu 46 hải lý, rất thuận tiện cho việc trao đổi, mua bán trong và ngồi nước. Sài Gịn nằm giữa 2 con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn sẽ là cử ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Bộ với Campuchia và ăn thông ra biển. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, cảng Sài Gòn lúc nào cũng thuận tiện cho tàu cập bến mà không cần phải làm các công việc nạo vét lịng sơng. Lịng lạch vào cảng đủ rộng và đủ sâu để những tàu dài 180m có thể vào cảng dễ dàng. Những năm đầu thế kỷ XIX, các tàu lớn của công ty vận tải biển như tàu “Porthos” tàu “D’Artaguan”, tàu “Paul lecat” tàu “Auché Lebon” có trọng tải 19.200 tấn vào cảng Sài Gịn thường xun và khơng có khó khăn gì. Thậm chí tuần dương hạm “KawKins” của Anh có chiều dài tổng cộng 184m cũng đã cập bến Sài Gịn116. Nhiều tàu bn châu Âu thường xuyên thực hiện những chuyến đi về Sài Gòn với các thương cảng khác trong vùng như Singapore, Amoy, Quảng Đông, Macao, Hong Kong...

Do có vị trí quan trọng cả về qn sự và kinh tế, cảng Sài Gòn đã được đầu tư thành một cảng lớn chia làm 2 phần: quân cảng và thương cảng. Phần thương cảng do yêu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa nên ngày càng được đầu tư và mở rộng. Trước năm 1911, thương cảng Sài Gòn dài khoảng 600m, từ quảng trường Mê Linh đến cột cờ Thủ Ngữ. Về sau, nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng nhiều nên thực dân Pháp phải mở rộng phạm vi bến, bãi và mở thêm cảng mới về phía Khánh Hội. Năm 1914 do nhu cầu cập bến của các tàu lớn, thương cảng Sài Gòn được nối dài tới ngã ba Kinh Tẻ (cầu Tân Thuận ngày nay). Năm 1922, nhận thấy cảng Sài Gịn có thể liên thơng với cảng Chợ Lớn, thực dân Pháp sáp nhập cảng Chợ Lớn vào cảng Sài Gòn vào tháng 6/1922. Sự liên kết này đã tạo nên một hệ thống đường thủy và cửa

115 Nguyễn Phan Quang (1997), “Nam Kỳ - Sài Gòn năm 1863 dưới mắt thực dân Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, Số 36B năm 1997, tr.14. 36B năm 1997, tr.14.

116 A.A Pouyanne (1998), Các cơng trình giao thơng cơng chính Đơng Dương, Nguyễn Trọng Giai dịch, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 124. Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 124.

97

khẩu hoàn chỉnh, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lúa gạo và quy tụ hàng hóa từ các tỉnh Nam Bộ về Chợ Lớn nhanh chóng.

Từ năm 1924 – 1929, các cơng trình và thiết bị của cảng Sài Gòn ddwwocj nâng cấp, hiện đại hơn. Các phao neo trên sơng, cả tả và hữu ngạn có 21 trạm, đủ sức tiếp nhận từ 40 – 50 tàu trọng tải lớn đến cùng một lúc. Càng ngày cơ sở vật chất của cảng Sài Gịn được hồn thiện. Từ những cầu tàu bằng gỗ lúc ban đầu đã thay thế bằng hệ thống cầu bê tông cốt thép. Các kho chứa hàng ngày càng mở rộng. Những phương tiện hoạt động chủ yếu của cảng như đường ray, cần trục dỡ hàng đều được trang bị kịp thời phục vụ cho nhu cầu xuất nhập hàng hóa ngày một tăng. Các thiết bị chuyên dụng như cần cẩu nạo vét bùn đã góp phần đắc lực cho việc khơi thơng luồng lạch. Các cơng trình phụ trợ như xưởng sửa chữa tàu bè được hình thành và phát huy khả năng phục vụ. Nhờ vậy, hoạt động vận tải biển ngày càng phát triển, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cũng như số lượng tàu vào cảng ngày càng nhiều.

Những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động vận tải biển qua cảng Sài Gòn ngày càng tăng. Số lượng tàu vận tải biển vào cảng Sài Gòn năm 1905 là 560, đến năm 1924 tăng lên 830. Lượng bốc dỡ tổng cộng hàng năm của cảng Sài Gòn là trên 8 triệu tấn, ngang hàng với những cảng quan trọng hàng đầu của nước Pháp117. “Năm 1939, Sài Gòn đứng hàng thứ bảy trong số các thương cảng của đế quốc Pháp, với mức vận chuyển 3.000.000 tấn hàng và 2.000 lượt xuất nhập khẩu của tàu biển thuộc mọi quốc tịch”118.

Những năm đầu thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc đại của thực dân Pháp đi vào chiều sâu, đã giúp cho hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ diễn ra mạnh mẽ hơn trước. Đây cũng là thời gian thực dân Pháp thực hiện chế độ thuế quan mới. Vì trước tình trạng hàng hóa Pháp nhập vào cảng Sài Gịn ít hơn so với hàng hóa của các nước khác, chính quyền Pháp ở chính quốc và ở Nam Kỳ đã phải quy định một chế độ thuế quan ưu đãi đối với hàng hóa nhập từ Pháp vào Sài Gòn. Thống trị của Bộ thuộc địa Pháp năm 1896 đã quy định: “Nói chung, thuế hải quan của nước Pháp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nam Kỳ cũng giống như các xứ khác thuộc Đơng Dương, nhưng nay có một số điều chỉnh chủ yếu nhằm vào các hàng hóa của Châu Á khơng có ở Châu Âu. Riêng đối với hàng hóa của Pháp nhập vào Nam Kỳ, dù chở trên tàu của Pháp hay tàu của nước khác đều được miễn thuế hải quan. Ngược lại, đối với các hàng

117 A.A Pouyanne (1998), Các cơng trình giao thơng cơng chính Đơng Dương, Nguyễn Trọng Giai dịch, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr.130. Giao thông vận tải, Hà Nội, tr.130.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)