Ghe Bà Rịa, ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Phú Quốc.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 76 - 77)

129

Ghe bầu không chỉ là phương tiện dùng để giao lưu hàng hóa trong nước mà cịn tiến hành mua bán với nước ngoài. Những đoàn ghe bầu đã thực hiện những chuyến đi dài đến Trung Hoa, Singapore, Xiêm La. Việt Nam đã từng là nhà cung ứng lớn về muối cho Trung Hoa. Hàng đối lưu trở lại là tơ lụa, vũ khí, thuốc bắc...164 Đây là thời kỳ ghe bầu có vai trị quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, từ Bà Rịa, Vũng Tàu đến Hải Phịng, Huế, Đà Nẵng...

Nghề đóng tàu thuyền và đan lưới ở Bà Rịa, Vũng Tàu được hình thành cùng với quá trình lập làng đầu thế kỷ XIX và phát triển mạnh trong những năm đầu thế kỷ XX với hàng trăm hộ làm nghề nghề đan lưới, chài, rọ tôm, rọ cá… Những nghề này đơn giản, dễ làm và có thể làm tranh thủ vào buổi tối và vào những lúc nông nhàn.

Nghề làm muối ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có lịch sử trên hai trăm năm. Những năm đầu thế kỷ XX ruộng muối ở Bà Rịa – Vũng Tàu lên đến 599 ha165. Tuy vậy, có lúc lên đến 700 ha, sản lượng muối hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn; năm cao nhất, năm 1926: 470.000 tấn.166 Ruộng muối tập trung ở các xã An Ngãi, Long Thạnh, Phước Diền, Phước Hội, Phước Lễ, Phước Trinh, Long Sơn.

Như vậy, đầu thế kỷ XX Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trung tâm kinh tế sầm uất vùng Đông Nam Bộ. Cộng đồng cư dân ven biển phát triển các khai thác, chế biến thủy hải sản. Đời sống của công đồng cư dân ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm nửa đầu thế kỷ XX mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng so với nhiều vùng trong cả nước như các tỉnh phía Bắc hoặc các tỉnh miền Trung thì ở đây khá phong phú, dồi dào. Trước hết, do điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nên việc đánh bắt khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân ở các làng chài ven biển được nhiều cá tôm. Sản phẩm đánh bắt được sau khi đem bán, ngư dân thường để lại một phần để sử dụng trong bữa ăn hằng ngày hoặc làm mắm, làm khô để dành ăn dần.

Nhìn chung, cộng đồng cư dân ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu là những người hoạt động trực tiếp hoặc gian tiếp trong các ngành kinh tế liên quan đến biển như khai thác hải sản, chế biến hải sản, các nghề dịch vụ (đan lưới, đóng sửa tàu thuyền…) giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX có những chuyển biến quan trọng về đời sống văn hóa và xã

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)