Ngày 27/10/2006, Đình Cần Thạnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 72 - 74)

125

Tại đình Cần Thạnh, hàng năm lễ hội Kỳ Yên được tổ chức vào ngày 15-16-17 tháng chạp. Đây là một dạng thức tín ngưỡng bản địa được của cộng đồng cư dân biển Cần Giờ xác lập trên vùng đất mới, đáp ứng nhu cầu về tâm linh của con người. Lễ hội ở đình Cần Thạnh, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hịa.

Thơng thường, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Trong phần lễ có lễ cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có cơng với nước, có cơng xây dựng và bảo quản ngơi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có cơng quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất.

Sau phần lễ là hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp. Những người đến dự lễ hội đình làng được tự do xem hát, tham gia các trị chơi, trao đổi tâm tình và cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ. Ai cũng cố gắng giữ tư cách, khơng say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đã được nâng lên đời thiêng. Không gian thiêng liêng của đình cả năm im lìm nay được tái hiện trở lại bởi con người. Đèn, nến sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, lòng người khắp nơi náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng đó.

Người đến lễ hội đình Cần Thạnh trước hết là để biểu thị lịng tơn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã khuất, có nhiều cơng lao tạo dựng q hương, xây nên cơ nghiệp để lại cho những thế hệ cháu con, sau, là dịp để biểu thị ý thức tơn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, hưởng thụ hình thái sinh hoạt tinh thần cộng đồng vốn có nhiều gắn bó với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian mà mỗi năm chỉ diễn ra có một lần.

Lễ hội đình Cần Thạnh được diễn ra cịn do tín ngưỡng thờ thần và vui được mùa, thắng trận của con người. Tất cả cũng nhằm nhớ về cội nguồn, chuyển giao văn hóa, liên kết cộng đồng. Bởi thế, lễ hội ở đình trở thành rất thiêng liêng, có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc.

126

Lễ hội đình làng Cần Thạnh là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Lễ hội ở đình Cần Thạnh cũng là góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sân chơi cho đông đảo dân làng mỗi kỳ lễ hội.

Cùng với việc cúng đình Cần Thạnh hằng năm, những năm đầu thế kỷ XX cộng đồng cư dân biển Cần Giờ còn tổ chức lễ hội cúng rước cá Ông tại Lăng Ông Thủy Tướng.

Lăng Ông Thủy Tướng ở Cần Giờ là một ngôi đền được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ XVIII tới thế kỷ XIX khi mà thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong lấn áp vai trò của thương cảng nông nại – Đại phố mở ra một thương cảng khác Bến Nghé. Tiền thân của Lăng là Miếu Hải Thần, nơi diễn ra lễ cúng “Thái Lao” của những đoàn người mua bán theo đường biển.

Đặc biệt nơi đây cịn lưu giữ lại hình thức cúng rước cá Ơng đặc trưng của các tỉnh ven biển vùng Đơng Nam Bộ. Tại Lăng Ơng Thủy Tướng lễ cúng cá Ông mang nét đặc trưng nghi lễ vùng Nam Bộ, hình thức cúng Ơng đã hịa quyện với hình thức tâm linh tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo và cả hình thức thờ Thần trong nơng nghiệp. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng tám âm lịch, Lăng Ông Thủy Tướng là nơi tổ chức nghi thức cúng Ông lớn nhất diễn ra trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Ngoài ra tại Lăng Ơng Thủy Tướng cịn là nơi mà ngư dân gửi gấm tấm lịng thành kính biết ơn biển cả bao la, hay cầu mong một sự an lành, một mùa bội thu khi đi biển, là nơi để con người thành tâm cầu khẩn một điều gì đó cho bản thân, cho gia đình, cho bạn bè, cho bà con láng giềng.

Những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội cư dân ven biển Cần Giờ đầu thế kỷ XX thể hiện đậm nét qua hoạt động của các tôn giáo.

Những năm đầu thế kỷ XX cộng đồng cư dân ven biển Cần Giờ ngồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn theo các tơn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài. Trên địa bàn Cần Giờ có rất nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ.

Những năm đầu thế kỷ XX các ngôi chùa ở đây được xây dựng thường nhỏ và thấp, đều do dân lập159. Chùa Làng ở Cần Thạnh (chùa Thạnh Phước, chùa Cây Me) là

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)