Nguyễn Phan Quang (1998), Góp thêm tư liệu Sài Gịn Gia Dinh từ 1859 1945, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, tr

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 49 - 50)

102

- Tàu của Hoa Kỳ (Carisbrooke), Hà Lan (Jacob), Bỉ, (elizabeth), Nauy (Stanley).

Hầu hết những quốc gia mạnh về hàng hải quốc tế đều có tàu biển ra vào khu vực Đông Nam Bộ những năm đầu thế XX, như Pháp, Đức, Anh, Na uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Mỹ Nhật… Nhưng có lẽ nhiều hơn cả là Pháp, vì Đơng Nam Bộ, Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

Riêng năm 1903 số tàu biển của Pháp ra vào Đông Nam Bộ là 569 lượt; Đức: 265 lượt; Anh: 156 lượt; Na uy: 86 lượt; ít nhất là tàu biển các nước Nga, Đan Mạch: 2 lượt.125

Số lượng tàu biển ra vào Đông Nam Bộ nhiều – 1.327 lượt/năm – vì Đơng Nam Bộ là cửa ngõ thông thương của Nam Bộ với thế giới bằng đường biến, lúc bấy giờ. Mặt hàng xuất khẩu bằng đường biển, đi từ Đông Nam Bộ, chủ yếu là gạo. Năm 1907 tải trọng hàng hóa ra vào bằng đường biển ở Đông Nam Bộ là 2.642.524 tấn (nên nhớ số liệu thống kế này phản ánh hai lượt ra, vào) thì riêng mặt hàng gạo xuất khẩu qua đường biển ở Đông Nam Bộ 1.264.143 tấn.126 “Trong vòng 17 năm, lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn từ 637.569 tấn năm 1897 tăng lên 1.179.684 tấn. Trong đó, năm có lượng lúa gạo xuất khẩu cao nhất qua cảng Sài Gòn là năm 1907, với 1.264.143 tấn. Có tài liệu ghi năm 1907, riêng Nam Kỳ đã xuất khẩu 1.427.553 tấn”127.

Lượng hàng hóa do tàu biển vận chuyển từ Đơng Nam Bộ đi các nước, sau mặt hàng gạo và các sản phẩm từ gạo là tiêu, cao su, cá khô, tôm khô, cá muối, dầu cá, nước mắm…

Những năm đầu thế kỷ XX tiêu được trồng nhiều ở Bà Rịa, Thủ Dầu Một, nên sản lượng tiêu khá dồi dào là ngành kinh tế quan trọng ở Đông Nam Bộ. Mỗi năm tàu biển chở từ 4.000 – 5.000 tấn tiêu từ Đông Nam Bộ đi các nước. Hằng năm lượng tiêu do vận tải biển chuyên chở xuất khẩu, đi từ Đông Nam Bộ như sau: năm 1905: 4.387 tấn, năm 1906: 4.852 tấn, năm 1907: 5.025 tấn.128

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)