107
tấn. Khối lượng hàng hóa chuyển chở qua tàu viễn đương từ Đông Nam Bộ từ 1929 đến đầu năm 1935 đã đạt được giá trị tổng cộng là 7.288.344,7 ngàn quan Pháp. 141
Nhìn chung, hoạt động vận tải biển ở Đơng Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XX luôn tăng tưởng qua từng năm, tải trọng và sô lượng tàu ra vào liên tục tăng. Qua đó các mặt hàng tiêu, cao su, cá khô, cá muối, tôm khô…. vốn là thế mạnh của Đông Nam Bộ đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tình hình đó gây nên những biến đổi sâu sắc trong hoạt động kinh tế truyền thống ở Đông Nam Bộ.
Những biến đổi tiêu biểu về kinh tế ở Đông Nam Bộ trong thời kỳ này chính là các đồn điền tiếp tục mở rộng và phát triển. Hoạt động kinh tế biển nhộn nhịp hơn với với sự sầm uất của hai thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn và Vũng Tàu, cùng các đô thị vệ tinh khác trong khu vực.
Đồng thời, hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ cũng tác động tới việc hình thành một số ngành nghề mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất như chế biến cao su, cơ khí và chế biến ngư sản. Trong những năm 1926 - 1927, một nhà máy nhỏ chế tạo các vật phẩm bằng cao su lập ra ở Sài Gòn. Năm 1929, công ty UFEO thành lập với chức năng khai thác các đồn điền cao su Phú Hòa, Kratié đồng thời sản xuất các mặt hàng cao su như : giày, ống nước, dây cu - roa.142 Năm 1939 xuất hiện 2 cơ sở đầu tiên của tư bản Pháp chuyên sản xuất ruột xe là hãng J. Labbel và Liandrat ở Sài Gòn, hai hãng này đã giải quyết một phần nhu cầu vỏ xe của Đông Dương143. Tại Đông Nam Bộ, một số nhà máy phục vụ nhu cầu sửa chữa, trang bị cơ khí cho các nhà máy xay lúa, các đồn điền cao su và tàu bè trên sông, trên biển ddwwocj thành lập như:
1 - Công ty FACI, thành lập năm 1920.
2- Công ty chế tạo và sửa chữa tàu Đông Dương. 3- Hãng đúc ASAM, FAMEN, P. DE MONTRENI144
Đơng Nam Bộ có ưu thế lớn về kinh tế biển, sản lượng cá rất dồi dào, bao gồm cá nước mặn và nước ngọt). Việc đánh bắt và chế biến cá vào những năm đầu thế kỷ XX
141 Lê Huỳnh Hoa (2002), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 - 1939), Luận án tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tr.129-130. sĩ lịch sử, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tr.129-130.