Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đơ hộ, Lửa Thiêng, Sài Gịn, tr 206.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 42 - 43)

95

Tóm lại, hoạt động thương mại những năm đầu thế kỷ XX ở Đơng Nam Bộ thể hiện tính chất của nền thương mại thuộc địa, trong đó các sản phẩm xuất khẩu là những nguyên liệu, và những sản phẩm nhập khẩu cảng là những chế phẩm của chính quốc. Điều đó cho thấy chính quyền thực dân thật sự chưa bao giờ quan tâm đến hoạt động thương mại Việt Nam. Họ chỉ tập trung đầu tư và khai thác các sản phẩm đắt giá (thu nhiều lợi nhuận) trên thị trường quốc tế như cao su.

5.3. Hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, thực dân Pháp đặc biệt quan tâm tới hoạt động vận tải biển, tận dụng tối đa điều kiện thiên nhiên thuận lợi về địa lý biển đảo và hệ thống sông ngịi chằng chịt ở Đơng Nam Bộ để khai thác vùng đất màu mỡ này. Delcassel, Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa, trong Thơng tư gửi Tồn quyền các thuộc địa năm 1894 đã bày tỏ: “Khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được, thiết lập ở đó các đồn điền, phát triển sức sản xuất của thuộc địa, bằng chính con đường đó phát triển mối quan hệ thương mại với chính quốc...”113.

Hơn nữa, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đông Nam Bộ là nơi cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển dồi dào cho ngành vận tải biển. Trong đó, nổi bật là cao su, lúa gạo, hải sản chế biến. Vì bên cạnh điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển (đánh bắt và chế biến hải sản) thì Đơng Nam Bộ Kỳ là nơi có diện tích đồn điền cao su lớn nhất cả nước. Cây cao su từ đó sớm khẳng định vị trí và vai trị trong nền kinh tế Đơng Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, đem lại nguồn lợi rất lớn cho tư bản thực dân Pháp. Do đó sau khi đánh chiếm Đơng Nam Bộ, thực dân Pháp tiến hành phát triển vận tải biển, xây dựng hệ thống cảng bến bãi ở khu vực này. Trong đó, cảng Sài Gịn là đầu mối cho ngành vận tải biển ở Đơng Nam Bộ. Vì trong tư duy của thực dân Pháp: “Sài Gịn nằm trên một con sơng mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào…Sài Gòn là một vựa thóc, nhân dân và binh lính sống ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn”114. “Với những cửa cảng, với một dịng sơng mênh mơng và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa đặt

113 Cahier des colons de ưlndochine (1907), Imprimerie "L'Avenir du Tonkin", Hanoi; tr.3

114 Báo cáo của Rigault de Gebouilly khi chuyển hướng chiến lược vào Nam gửi cho bộ hải quân Pháp ở Paris. Dẫn theo Nguyễn Hữu Thái, Võ Đình Diệp(1990), “Tổng quan về kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh”, Địa chí

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)