Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Nxb Văn Học,

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 64 - 66)

117

Q trình chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số, phát triển cơ sở hạ tầng ở đơ thị cảng Sài Gịn những năm đầu thế kỷ X càng chứng tỏ đây là đô thị đứng hàng đầu Đông Dương và được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đơng”. Thương cảng Sài Gịn khơng chỉ là thủ phủ của Nam Bộ, mà cịn là thủ đơ kinh tế của Liên bang Đông Dương, đầu cầu giao thương với thị trường Hồng Kông và Singapore lúc bấy giờ. Sự phát triển đó, đã biến Sài Gịn – Chợ Lớn trở thành một đơ thị – thương cảng kiểu phương Tây từ hạ tầng kỹ thuật như đường bộ thay thế giao thông trên kênh rạch, hệ thống điện, đường cống ngầm thoát nước, xử lý chất thải và vệ sinh thành phố…đến việc phát triển những ngành nghề dịch vụ, hình thành tầng lớp thị dân và lối sống, văn hóa đơ thị, khu dân cư, khu thương mại, nhà thờ, quảng trường, công sở, các thiết chế văn hóa đơ thị như thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, sân vận động…

Các cơng trình kiến trúc của đơ thị cảng Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX gần như là sự “bê nguyên xi” nghệ thuật kiến trúc Pháp và châu Âu vào, làm chuyển biến bộ mặt của một đơ thị cảng phương Đơng. Các cơng trình kiến trúc mới lạ, khác hẳn kiến trúc truyền thống Việt Nam, xuất hiện sớm nhất ở Sài Gịn, có thể kể đến như: trụ sở cơng ty vận tải biển Hồng Gia (Bến Nhà Rồng), nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Thành phố, Bảo tàng Lịch sử, Tòa án, Trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố… hợp thành khu trung tâm ngay từ khi thành phố chỉ mới có vài trăm ngàn dân, trở thành những cơng trình tiêu biểu do cho sự phù hợp giữa kiến trúc với công năng nhưng không hề lạc hậu dù đã hơn một thế kỷ trôi qua…Đặc biệt, Sài Gịn cịn là nơi hình thành các cơ sở công nghiệp đầu tiên, xưa nhất phải kể đến là công xưởng Ba Son được xây dựng trên cơ sở Xưởng Thủy từ cuối thế kỷ XVIII. Nhiều nhà máy, công xưởng đã được xây dựng tại đây, Sài Gòn trở thành một trung tâm cơng nghiệp ở phía Nam…..Vị trí và sự lớn mạnh của đo thị cảng Sài Gòn đã khẳng định được ý nghĩa của một trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật, có sự giao lưu liên kết giữa các địa phương khác trong cũng như ngoài nước. Như vậy, dưới thời Pháp thuộc q trình đơ thị hóa đã diễn ra nhanh chóng ở khu vực Nam Bộ, nhiều đơ thị mới hình thành và thay đổi, trong đó điển hình nhất là tai Sài Gịn. Theo đó, Sài Gịn đã tiếp thu những yếu tố của nền văn hóa phương Tây mà điển hình là nước Pháp để mang những dáng dấp riêng của một đô thị cổ điển kiểu phương Tây, lại mang những tính chất của một đơ thị rất riêng của Việt Nam.

118

Những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội ở đơ thị cảng Sài Gịn những năm đầu thế kỷ XX tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực từ đó góp phần dịch chuyển nguồn nhân lực từ phía Bắc vào phía Nam, đã làm thay đổi cơ cấu dân số trong thời kỳ này. Những chuyển biến ấy tác động đến cảnh quan đô thị, cấu trúc kinh tế, làm cho sinh hoạt và đời sống đơ thị có sự thay đổi rõ rệt, hình thành tầng lớp thị dân. So với cả nước tỷ lệ dân đô thị ở Sài Gịn nói riêng, Đơng Nam Bộ nói chung cao hơn. Cơ cấu dân cư theo địa bàn cư trú đô thị so với nông thôn ở Đông Nam Bộ cũng cao hơn so với cả nước. Đến năm 1930, tỷ lệ dân đô thị ở Việt Nam chiếm 7,4% tổng dân số cả nước, tỷ lệ này ở Nam Bộ lên khoảng trên 10%. Tuy nhiên, mật độ dân số trong vùng không đều. Khu tập trung đông đảo nhất là đơ thị Sài Gịn - Chợ Lớn, Gia Định, Vũng Tàu với tỷ lệ cao, trong khi đó ở nơng thơn dân cư lại thưa thớt hơn155.

Sự phát triển đơ thị cảng Sài Gịn những năm đầu thế kỷ XX đã tác động đến xã hội của Nam Bộ, tạo nên những biến động sâu sắc trong đời sống cộng đồng cư dân ở đây làm nảy sinh nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống của cư dân bản địa. Đó là sự xuất hiện của một số giai tầng xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Tại đô thị cảng Sài Gịn, đội ngũ cơng nhân tập trung trong các khu vực đơ thị, trong nhà máy, xí nghiệp như xưởng Ba Son, nhà máy rượu Bình Tây, các xí nghiệp sữa chữa ô tô … Đây là tầng lớp công nhân thường xuyên và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Giai cấp tư sản ở Sài Gòn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế, như xay xát, nhuộm,dệt, in ấn, vận tải, sản xuất nước mắm, đường, xà phòng… Thời kỳ này nổi lên những tên tuổi như Trương Văn Bền làm chủ 18.000 ha đất vừa mở xưởng sản xuất xà bơng tại Sài Gịn, Lê Văn Tiết mở nhà máy xay xát mỗi ngày xay 16 tấn lúa hay Lê Phát Vĩnh, Nguyễn Hữu Hào…làm chủ những đồn điền cao su rộng hàng trăm mẫu.

Cùng với sự gia tăng của cuộc khai thác thuộc địa, sự xuất hiện hệ thống thành thị kiểu phương Tây và nền giáo dục Pháp - Việt, giai cấp tiểu tư sản ngày càng trở nên đơng đảo ở Sài Gịn. Tầng lớp tiểu tư sản gồm ba bộ phận: trí thức, tiểu thương và thợ

155 Nguyễn Đình Lê (2009), “Yếu tố kinh tế thị trường trong nông nghiệp - nông thôn Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc (1859 - 1945)”, Cơ cấu xã hội Nam Kỳ trong thời cận đại, hội thảo khoa học Nam Bộ thời cận đại tháng

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)