Vũ Quốc Thúc – Cách mạng kinh tế ở Việt Nam tự do tài liệu TTLTQG II kí hiệu: HS.878.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 61 - 64)

114

đường sá, cầu cống có quy mơ bài bản, các cơng trình được thiết kế mang đặc trưng của kiến trúc Pháp, theo tiêu chuẩn của Pháp, do các kiến trúc sư hàng đầu của Pháp thiết kế, như: Trụ sở cơng ty vận tải biển Hồng Gia (Bến Nhà Rồng), Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Nhà hát thành phố, Bảo tàng Thành phố, Bảo tàng Lịch sử, Tòa án, Trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố…. Cùng với sự đông đúc về dân cư và hình thành tầng lớp thị dân, nhiều ngành nghề dịch vụ ra đời. Lối sống và văn hóa đơ thị theo kiểu phương Tây cũng hình thành cùng với sự xuất hiện những khu dân cư, khu thương mại, nhà thờ, quảng trường, công sở kiểu Pháp. Các thiết chế văn hóa đơ thị (thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, sân vận động…) cũng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

Thực dân Pháp mở mang thành phố Sài Gịn nhằm mục đích khai thác tài ngun thuộc địa, biến Sài Gòn thành trung tâm thương mại lớn phục vụ bộ máy cai trị thực dân, khiến cho dân số Sài Gòn từ khỏang 100.000 người cuối thế kỷ XIX tăng lên 300.000 người vào khỏang năm 1930.

Từ trong điều kiện sống của mình, cư dân đơ thị cảng Sài Gịn đã thích nghi với một thiên nhiên đa dạng. Sự chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội của cư dân đô thị cảng được thể hiện: “Con mắt của người hải cảng là con mắt có chân trời rộng, luôn luôn xao xuyến: cuộc sống không diễn ra quanh quẩn giữa ao tù như ở thôn quê với bờ tre, cây đa đình làng hoặc nơi ngã ba, ngã tư sơng cái…thuỷ thủ nước ngồi nào Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan… giao tiếp với dân bến tàu để đổi chác riêng, ăn uống giải trí lăng nhăng. Sơng rộng đón gió từ ngồi khơi thổi đến như thăm hỏi, còi tàu giục giã mời mọc”150.

Cuộc sống mới của cư dân đô thị cảng đã tạo cho con người phong cách sống năng động, cởi mở, giao lưu khống đạt, trọng nghĩa tình, ít câu nệ lễ tiết, một lối sống dễ hoà nhập với cái mới. Với một nền kinh tế sản xuất ra sản phẩm dùng không hết thường đem đi trao đổi, nên cuộc sống cũng thường thích di chuyển từ vùng nọ đến vùng kia. Họ quen đưa sản phẩm làm ra xuôi ngược trên những sông rạch chằng chịt đi tiêu thụ mọi vùng miền hay bán ra nước ngoài với thương cảng Sài Gòn làm cửa khẩu; và cuộc sống của họ càng phong phú thêm khi biết những vùng đất mới, tiếp xúc với những mới lạ ở những nơi đến và đi.

115

Quá trình chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội của đơ thị cảng Đông Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX biểu hiện khá sinh động trong lối sống. Trước hết, đơ thị cảng Sài Gịn là nơi nghỉ ngơi ăn chơi của binh lính Pháp sau những trận chiến đàn áp các phong trào cách mạng. Đối với thương nhân và du khách, sau chuyến đi dài ngày trên biển hàng tháng trời, tàu vừa cập cảng Sài Gòn họ thường lên bờ đã có thể ăn thịt bị beefsteak, uống rượu vang Bordeaux, hút xì gà Cuba, thỉnh thoảng xách súng lên rừng săn thú, vào các tụ điểm đánh bạc, nhà chứa.

Bên cạnh cuộc sống xa hoa của binh lính, những ơng chủ giàu có thì ở đơ thị cảng Đơng Nam Bộ được mệnh danh là “Hịn ngọc Viễn đơng” này cịn có đơng đảo những thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu kéo xe trên đường phố và nhiều người nghèo khổ khác, có cả một xã hội thuộc địa với những địa danh: Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, Xóm Bàu Sen (gần đồn Cây Mai), Xóm Giá (làm giá đậu xanh gần cầu Cây Gõ), xóm Lị Bún (gần giếng Hộ Tùng), Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui...151. Đồng thời có đầy rẫy nhà tù, hàng trăm, hàng ngàn cửa hiệu chích hút thuốc phiện nơi “đặc quyền” chỉ dành cho người bản xứ. Đơ thị cảng Sài Gịn còn là nơi vừa sản xuất, vừa tiêu thụ với số lớn thuốc phiện. Cuối năm 1881, chính quyền thuộc địa xây dựng xưởng nấu thuốc phiện ngay trên đường Hai Bà Trưng ngày nay. Thuốc phiện sản xuất ở đây được bán khắp Đông Dương và số tiền thu được thật là khủng khiếp: 6,8 triệu đồng năm 1902, tăng lên 13 triệu đồng năm 1914, chiếm từ 25% (1902) đến 36,9% (1914) trong tổng thu nhập chính của ngân sách Đơng Dương lúc đó.

“Đầu thế kỷ XX, ra khỏi Sài Gòn hai mươi cây số ngàn (20km) đã là xa xôi lắm. Tha hồ săn bắn; heo rừng, nai, cà tong... Xa vơ chút nữa thì trâu rừng, con min, cọp, voi khơng thiếu gì. Hồng tử Henri d Orléans dòng dõi Vua Henri IV, Thái Tử xứ Đan Mạch Waldemar và công tước Duc de Montpensier đua nhau thường năm dứt mùa mưa lối tháng mười ta là có mặt tại Sài Gòn, lấy sự săn bắn thú dữ làm món tiêu khiển phong lưu. Cơng tước Duc de Montpensier xài tiền như nước, mua nhà hàng Continental tặng cho cơ nhơn tình là Bá tước Comtesse de B...

Hãng tàu chạy sông “Méssageries Fluviales” sáng lập năm 1883 -1884. Sau đổi là “Compagnie Saigonaise de navigation”, đầu tiên do Jules Rueff làm chủ sáng tạo. Rueff quen thân với Vua Hoàng Lân (Norodom). Rueff bán đồng hồ reo, đồng hồ chuông, đồng hồ bỏ túi, cho Norodom mà dư sức làm giàu. Rueff mướn bọn thuyền

116

chủ (trong Nam gọi Cò Tàu), tuy người quốc tịch Lang Sa nhưng trả lương chỉ có bốn chục đồng bạc mỗi tháng, tính mỗi tuần mười đồng. Thế mà bọn nầy đều làm giàu ngang xương, đủ tiền ni em út, cịn ni thêm ngựa đua, vì tàu chạy đường Sài Gịn qua Bangkok, chuyến đi thì chở “lậu” súng lục, chuyến về chở “lậu”thuốc phiện, không mau giàu sao phải”152.

Trong lĩnh vực đời sống, phong cách sống của một bộ phận tầng lớp trên của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách sống Pháp: nói tiếng Pháp, uống rượu Tây, học nhảy đầm (khiêu vũ), đi xe ô tô... “Mấy thầy tân tiến gọi phe theo Tây, thì bận áo bố trắng cổ đứng, nút tra chuỗi hổ phách, đầu đội nón casque Secrétaire của hiệu

Paul Canavaggio sản xuất, là bảnh tẻn nhứt hạng rồi, chân đi thêm giày ăn phón (en

France), tay xách dù lục soạn đen, cán sừng trâu, thì lại “bảnh quà xa quá xá”. Khi nào được chụp hình đứng bên Quan lớn Chánh thì cổ thắt cà ra oách (cravate), diện áo u hoe (veston ouvert), tay lo le điếu xì gà tàn…”153

Q trình phát triển của đơ thị cảng Đơng Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX luôn gắn liền với khu vực sản xuất thủ công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Thương cảng là sự nối kết hai vùng sản xuất nguyên liệu chính : lúa gạo ở miền Tây và cao su ở miền Đông của Nam Kỳ với Sài Gòn – Chợ Lớn thông qua đầu mối giao thông vừa quốc tế, vừa nội địa đã là một nét mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Nam Bộ. Đầu thế kỷ XX, Chợ Lớn sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và Sài Gòn trở thành đô thị lớn nhất xứ Đông Dương thuộc Pháp. Thực dân Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các cơng trình hạ tầng ở Sài Gòn phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa, nên tiến trình đơ thị hóa ở thành phố Sài Gịn diễn ra nhanh chóng hơn ở Bắc Kỳ. Cho đến năm 1905, phố xá và khu vực đô thị, các công thự, đường đi của đơ thị Sài Gịn đã có phần bề thế, khang trang cịn hơn cả một số đô thị khác ở Đông Nam Á như Singapore, Băng Cốc v.v... Đô thị cảng Sài Gòn được tập trung chỉnh trang, xây cất nhiều ở các khu vực quận 1 và một phần đất của quận 3 ngày nay. Dân số Sài Gòn ngày càng tăng, từ khỏang 100.000 người cuối thế kỷ XIX tăng lên 300.000 người vào khỏang năm 1930, năm 1943 tăng lên gần 500.000 người (chiếm 9% dân số Nam Bộ), đến năm 1953 tăng lên 1.614.000 người (chiếm 27% dân số Nam Bộ)154. Như vậy tính từ năm 1930 đến 1953 dân số Sài Gòn đã tăng hơn 6 lần.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)