Lê Huỳnh Hoa (2002), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 1939), Luận án tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tr.115.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 52 - 53)

105

Đơng Dương, Việt Nam trong đó có Đơng Nam Bộ với tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng lớn hơn các đợt đầu tư trước đó. Mục đích của chính quyền thực dân Pháp là tập trung vốn nhằm tạo cơ sở để đẩy mạnh cơng cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế chính quốc. Do đó, hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển về cả quy mô và số lượng.

Trong 6 năm (1919 - 1924) số lượng tàu viễn dương ra vào Đông Nam Bộ là 1.515 lượt/năm và tải trọng hàng hóa ra vào là 2.912.674 tấn/năm. Từ 1925 - 1929, bình quân hàng năm lượt tàu thuyền ra vào Đông Nam Bộ là 1.815 lượt và tải trọng hàng hóa bình qn là 4.147.491 tấn. Như vậy so với thời gian từ khi bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần II (1919) đến 1929, hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ đã tăng lên rất nhiều.

Năm 1930, dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu những hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ vẫn nhộn nhịp. Trong số đó, các tàu viễn dương mang quốc tịch Pháp ra vào khu vực Đông Nam Bộ vượt trội nhất, kể cả số lượng và tải trọng. Năm 1930 số lượng tàu viễn dương mang quốc tịch Pháp 668/1719 đơn vị tàu thuyền ra, vào chiếm tỉ lệ 40% của tổng số; về trọng tải: 2.287.000 tấn/4.211.000 tân hàng hóa ra, vào chiếm tỉ lệ 50%. Số lượng tàu viễn dương của các quốc gia khác ra vào Đông Nam Bộ trong năm 1924: Anh (122), Nauy (116), Trung Quốc (97), Nhật Bản (64), Hà Lan (55), Mỹ (22), Đan Mạch (22), Đức (10), các nước (18).

Trong số các tàu viễn dương ra vào Đông Nam Bộ cho đến năm 1930, về trọng tải, Nhật đứng thứ 3 sau Pháp và Anh.

Trong những năm 1930 – 1945, khi hệ thống kênh đào khu vực Nam Bộ đi vào hoạt động, phát huy tác dụng đã đưa sản lượng lúa gạo ở đây tăng lên đáng kể (từ 1.212.000 ha năm 1900 tăng lên 2.452.000 ha năm 1930137. Do đó, hoạt động vận tải biển phục vụ việc xuất khẩu lúa gạo ở Đơng Nam Bộ theo đó tăng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là thời kỳ tư bản Pháp đua nhau mở đồn điền cao su ở Đơng Nam Bộ, điều đó tất nhiên đưa đến sự gia tăng sản lượng cao su xuất khẩu. Tất nhiên, tình hình đó địi hỏi gia tăng hoạt động vận tải biển ở khu vực này.

Số lượng gạo được vận chuyển bằng tàu biển ở Đông Nam Bộ để xuất khẩu từ năm 1933 - 1938, trung bình mỗi năm là 1.500.000 tấn, được chở đến nhiều nơi trên

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)