Hiện nay ở Cần Giờ có tất cả hơn 10 ngơi chùa.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 74 - 76)

127

ngôi chùa cổ nhất ở Cần Giờ được dân làng lập nên vào khoảng thế kỷ XIX. Chùa còn giữ một số pho tượng cổ như tượng đức Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Lục Tổ Huệ Năng... đặc biệt là tượng đá và tượng Phật bằng gỗ trên 130 tuổi.

Theo sử liệu của các nhà truyền giáo ở Tổng giáo phận Sài Gòn, việc truyền giáo tại Cần Giờ đã khởi sự từ đầu thế kỷ XX. Một vài Linh Mục thừa sai và Việt Nam từ Vũng Tàu đã đến đây và mấy nhà thờ nhỏ được xây dựng: Thạnh Thới (năm 1907), Đồng Hòa (1916). Vào năm 1930, một ngôi nhà thờ nữa đã được dựng nên tại An Thạnh (An Thới Đông ngày nay). Cả ba ngôi nhà thờ trên đã bị phá hủy trong những cuộc đánh bom của máy bay Đồng Minh vào năm 1945160.

Tóm lại, do sự phát triển về kinh tế đã tạo ra những trình chuyển biến về đời sống văn hóa và xã hội của cộng đồng cư dân ven biển Cần Giờ những năm đầu thế kỷ XX. Cư dân ở đây được tập hợp từ các vùng khác nhau, cộng với điều kiện tự nhiên khá ưu đãi và hào phóng với con người, nên khơng có tâm lý phân biệt người chính cư và người ngụ cư. Quá trình chuyển biến về đời sống văn hóa và xã hội của cộng đồng cư dân ven biển Cần Giờ những năm đầu thế kỷ XX đã góp phần cùng cộng đồng người Việt khai hoang, xây dựng vùng đất mới hình thành nên những giá trị văn hóa biển của Đơng Nam Bộ.

6.2.3.2. Những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội cư dân ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu đầu thế kỷ XX Bà Rịa – Vũng Tàu đầu thế kỷ XX

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ đầu thế kỷ XX tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã trở thành một trong những trung tâm nghề cá lớn của Nam Bộ. “Nghề đánh cá biển là một trong những nguồn lợi lớn của tỉnh, đó là một cơng nghệ ni sống nhiều làng. Từ mũi Sain Jacques (Vũng Tàu) đến mũi Bà Kè, những làng Phước Trinh, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Thuận Biên nối tiếp nhau, đó là những trung tâm nghề cá. Đối với người Việt Nam, nghề này đã phát triển lâu đời và đem lại cho họ một nguồn thu khá lớn. Một phần cá đánh bắt được tiêu thụ tại chỗ, hoặc đưa đến bán ở các chợ gần đó. Các làng cá Thắng Tam, Thắng Nhứt và Phước Trinh cung cấp nguồn cá cho chợ Vũng Tàu; Lộc An và Phước Hải thì cung cấp cho chợ Phước Thọ và Long Điền. Nhưng, số lượng cá lớn nhất thì được phơi khơ để xuất đi các nơi và một phần được muối để cho cá phân hủy, làm nước mắm.

128

Nghề đánh bắt cá ở đây được thực hiện bằng hai loại lưới: lưới rê và lưới rùng… Năm trúng mùa, chủ thuyền có thể thu nhập từ 1.300 đến 1.500 đồng bạc Đông Dương (thời đó) và chia làm hai phần, một nửa thuộc về chủ thuyền, một nửa cho các ngư dân làm công”161.

Bước sang thế kỷ XX, song song với việc phát triển các làng cá và nghề cá thì nghề đóng tàu thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu khá hưng thịnh. Nghề đóng thuyền ở đây vốn là nghề truyền thống của cộng đồng ngư dân miền Trung theo bước chân Nam tiến du nhập vào từ thế kỷ XVIII. Những làng đóng thuyền nổi tiếng trong những năm đầu thế kỷ XX ở Bà Rịa – Vũng Tàu có Bình Châu, Lộc An, Phước Hải, Phước Tỉnh, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam. “Trong số đó, Phước Hải là làng cá lâu đời có đơng ngư dân nhất; ban đầu là làng Lưới Rê”162.

Sở dĩ nghề đóng tàu thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh trong những năm đầu thế kỷ XX vì Vũng Tàu là một thương cảng lớn của xứ Đàng Trong. Từ thế kỷ XVIII khách buôn người Hoa, người Nhật, người Pháp đã đến tấp nập. Các thương thuyền của người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, Pháp, Anh cũng cập bến Vũng Tàu.

Ở Nam Bộ có nhiều “lị” đóng ghe nổi tiếng trong đó có ghe Bà Rịa163. Trước năm 1945, ở Bà Rịa có các trại ghe chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi bn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…

Những năm đầu thế kỷ XX, khi ngư dân và phần lớn thuyền bn đều chưa có động cơ, những người thợ đóng thuyền ở Bà Rịa, Vũng Tàu đóng thủ cơng những ghe bầu truyền thống.

Trong lịch sử hoạt động vận tải biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu đầu thế XX, ghe bầu đã vận chuyển: nước mắm tỉn, muối, cá khô, đệm trắng (đan từ lá buông để làm buồm chạy ghe), gỗ, bàn, tủ...Ghe bầu ngày xưa kiêm luôn cả nhiệm vụ vận chuyển hành khách, những bến thường ghé lại là Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn và các cửa biển khác trong tỉnh.

161 Monographie de la province de Ba Ria et de ville du Cap Saint Jacques, Imp. L. Ménard, 1902, tr.51-52.

162 Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh (Chủ biên)(2005), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, NXB Khoa học Xã hội, tr.414. tr.414.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)