Các loại mảnh ghép được sử dụng làm cầu nối 1 Tĩnh mạch hiển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 36 - 37)

1.4.4.4.1. Tĩnh mạch hiển

Tĩnh mạch hiển đi từ bờ trong bàn chân đến trước mắt cá trong. Ở vùng cẳng chân, tĩnh mạch hiển nhận nhiều nhánh tĩnh mạch nông ở vùng cẳng chân và cho nhánh nối với tĩnh mạch hiển bé, đi dến lồi cầu trong xương chày và tiếp tục đi ở mặt trong đùi rồi đổ vào tĩnh mạch đùi qua lỗ tĩnh mạch hiển của mạc đùi.

Năm 1967, tác giả Rene Favaloro, người đầu tiên phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể đã sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch hiển. Trong những năm sau đó, mảnh ghép tĩnh mạch hiển đã được sử dụng rộng rãi trong PTBCĐMV. Tĩnh mạch hiển có ưu điểm dài, kích thước gần tương ứng với động mạch vành, dễ lấy. Tuy nhiên, đánh giá kết quả trung hạn, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tắc cầu nối của tĩnh mạch hiển khá cao, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Trong những năm của thập niên 1970 – 1980, tĩnh mạch hiển vẫn là mảnh ghép được sử dụng nhiều nhất trong PTBCĐMV [73]. Tuy nhiên, những năm 1980, có sự thay đổi lớn về việc chọn lựa mảnh ghép. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tắc cầu nối của tĩnh mạch hiển cao hơn rất nhiều so với ĐMNT trái. Tỷ lệ tắc cầu nối tĩnh mạch hiển sau phẫu thuật 1 năm đầu tiên là 12 – 20%. Trong 4 – 5 năm tiếp theo, tỷ lệ này tăng 2 – 4% mỗi năm. Trong 5 – 10 năm tiếp, tỷ lệ này tăng 4 – 8% mỗi năm. Xấp xỉ 50% cầu nối tĩnh mạch hiển bị tắc ở thời điểm 10 năm sau phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy tĩnh mạch hiển là tĩnh mạch chi dưới nên có các van tĩnh mạch. Khi sử dụng làm cầu nối, thành tĩnh mạch hiển chịu áp lực động mạch, cao hơn 10 lần áp lực sinh lý của tĩnh mạch. Sự thay đổi đột ngột này gây tổn thương lớp tế bào biểu mô và màng đáy, gây ra huyết khối và mảng xơ vữa [48]. Trước đây, ĐMNT trái chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, giờ đây, mảnh ghép này được sử dụng ở mọi lứa tuổi và hầu hết phẫu thuật viên đều cho rằng duy nhất ĐMNT trái là mảnh ghép chọn lựa hàng đầu để nối vào ĐMXTT, trong khi đó, TM hiển thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu và nối với nhánh ĐM vành phải [39], [78], [89].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)