Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh mạch vành
Triệu chứng lâm sàng thường gặp và cũng là những nguyên nhân làm cho người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị là đau thắt ngực. Có 133 trường hợp có triệu chứng đau thắt ngực được ghi nhận, chiếm tỷ lệ 90,5%. Phần lớn bệnh nhân có cơn đau thắt ngực ổn định (66,4%), tỷ lệ này cao gần gấp đơi so với số trường hợp có cơn đau thắt ngực khơng ổn định (33,6%). Theo Huỳnh Quang Trí 58,9% bệnh nhân đau thắt ngực ổn định [18].
Chúng tôi đánh giá mức độ đau thắt ngực theo phân loại mức độ đau thắt ngực của Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society - CCS), đa số bệnh nhân (72,8%) có cơn đau thắt ngực độ II, tỷ lệ đau thắt ngực độ I và III tương đương nhau, chiếm 12,3%, cơn đau độ IV ít được ghi nhận hơn, 2,7%. Đánh giá mức độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York (New York Heart Association), chúng tôi nhận thấy 72,5% bệnh nhân suy tim độ II, với biểu hiện bao
gồm các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức nhiều và bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực và 16,3% bệnh nhân có biểu hiện suy tim độ III, với biểu hiện của các triệu chứng cơ năng khi gắng sức nhẹ. Tỷ lệ này cũng tương tự với các tác giả khác trong nước, đa số người bệnh thường đến bệnh viện khi đã có triệu chứng lâm sàng rõ rệt ở giai đoạn suy tim nặng độ III và độ IV [1], [4], [12].
Các triệu chứng đi kèm được ghi nhận trong nghiên cứu này gồm rối loạn nhịp tim và chống tim. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp tim chiếm 5,4%, trong đó 75% số trường hợp ghi nhận được là bị rung hoặc cuồng nhĩ, 25% cịn lại có biếu hiện nhanh thất, số trường hợp bị choáng tim chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 1,4%.
Kết quả khảo sát về tiền sử bệnh của 147 bệnh nhân được PTBCĐMV cho thấy 72,8% bệnh nhân có tiền sử bệnh tăng huyết áp; 40,1% từng bị nhồi máu cơ tim; 29,9% mắc đái tháo đường; 35,4% có rối loạn chuyển hóa lipid; 12,9% có tiền sử bệnh động mạch ngoại vi; 4,8% bị suy thận; 4,1% từng bị tai biến mạch máu não. Có 49,7% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá; 19,7% bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh động mạch vành. Theo các tác giả, trong số các bệnh nội khoa kèm theo tăng huyết áp thường gặp nhất, kế đến là rối loạn lipid máu và đái tháo đường [15], [17], [18].