Sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch hiển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 118 - 120)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.3. Sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch hiển

Năm 1967, tác giả Rene Favaloro, người đầu tiên phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có sử dụng tuần hồn ngoài cơ thể đã sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch hiển. Trong những năm sau đó, mảnh ghép tĩnh mạch hiển đã được sử dụng rộng rãi trong PTBCĐMV. Tĩnh mạch hiển có ưu điểm dài, kích thước gần tương ứng với động mạch vành, dễ lấy. Tuy nhiên đánh giá kết quả trung hạn, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tắc cầu nối của tĩnh mạch hiển khá cao, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Trong những năm của thập niên 1970 – 1980, TM hiển vẫn là mảnh ghép được sử dụng nhiều nhất trong PTBCĐMV. Tuy nhiên, những năm 1980, có sự thay đổi lớn về việc chọn lựa mảnh ghép. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tắc cầu nối của TM hiển cao hơn rất nhiều so với ĐMNT trái [73].

Kết quả nghiên cứu những BN đã được PTBCĐMV dùng mảnh ghép ĐMNT đã cho thấy cải thiện thời gian sống còn nếu so với mảnh ghép TM hiển. Tiên lượng

này liên quan đến khảo sát hình ảnh chụp mạch vành sau 5 năm, tỷ lệ thông nối rất tốt của ĐMNT 85% đến 95% so với TM hiển là 45% đến 75% [73], [94], [96]. Theo báo cáo của Collins và Desai khi so sánh giữa mảnh ghép ĐM quay và TM hiển vào nhánh ĐM mũ, nhánh của ĐM vành trái, tỷ lệ thông nối của ĐM quay ở thời điểm 1 và 5 năm đều trên 90% so với tỷ lệ thông nối của TM hiển là 85% [59], [64]

Tỷ lệ thông nối trong nghiên cứu mảnh ghép TM hiển của chúng tôi tương tự với tỷ lệ thông nối được báo cáo của các tác giả khác là 82,5% so với của ĐM quay là 92,85%. Nghiên cứu của chúng tôi quá nhỏ để có thể phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những loại mảnh ghép này, mặc dù những khác biệt có vẻ có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng. Những lý do tỷ lệ thông nối tương đối cao của những mảnh ghép TM hiển trong nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể là do yếu tố cải thiện tình trạng xơ vữa nội mạch bằng cách kiểm soát Lipid/ máu với việc sử dụng rộng rãi thuốc statin.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tỷ lệ hẹp và tắc mảnh ghép TM hiển trong giai đoạn sớm có thể khơng liên quan đến tính chất mơ học và sự thay đổi của thành mạch. Tuy nhiên, khi so sánh những đặc tính về huyết động học của mảnh ghép ĐM quay với TM hiển có thể giải thích được sự khác biệt về kết quả thơng cầu nối lâu dài. ĐM quay có kích thước gần giống với ĐM vành, tỷ lệ đường kính giữa ĐM quay thường khơng bao giờ vượt gấp đôi ĐM vành. Mảnh ghép ĐM quay là mảnh ghép động mạch, khơng có van và đường kính của nó tương đối đồng nhất xun suốt tồn bộ chiều dài của nó, chỉ giảm nhẹ đường kính từ đầu gần đến đầu xa của mảnh ghép. Những đặc tính về huyết động học của TM hiển hồn tồn khác biệt. Đường kính của TM hiển khá lớn, khi được bơm dãn có thể to gấp 5 lần so với đường kính ĐM vành. Hơn nữa, TM hiển có nhiều van và đường kính của nó khơng ổn định, có thể thay đổi đột ngột ở những vị trí có nhánh phụ và đường kính tăng từ gần đến xa. Những đặc điểm tương đối khơng thuận lợi về huyết động này có thể giải thích cho tỷ lệ tắc nghẽn sớm cầu nối của mảnh ghép tĩnh mạch cao hơn so với

ĐM quay. Sau 5 năm, sự khác biệt về tỷ lệ thơng cầu nối giữa 2 mảnh ghép này cịn lớn hơn nữa [41], [59], [64].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 118 - 120)