Tác giả Arthur M. Vineberg người Canada ở đại học McGill đã báo cáo ghép ĐM ngực trong trái qua một đường hầm vào cơ tim vào những năm đầu của thập niên 1950. Thật sự, ông đã không nối ĐM này vào ĐM vành mà đặt mảnh ghép trực tiếp vào đường hầm cơ tim nhằm tạo tuần hoàn bàng hệ. Trong khoảng thời gian từ 1950 – 1970, hơn 5.000 trường hợp đã được cắm trực tiếp ĐM vào cơ tim như vậy [109]. Nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực, sau thủ thuật đã trở lại cuộc sống bình thường và khơng cịn đau ngực. Mason Sones, người sáng lập chụp ĐM vành đã chứng minh lý luận của Vineberg là chính xác khi chụp mạch vành 2 bệnh nhân đã phẫu thuật 5 năm trước đó, cho thấy sự thơng nối giữa mảnh ghép trong cơ tim và hệ mạch vành. Oshner và đồng nghiệp cho thấy 31 trong số 73 mảnh ghép ĐMNT cịn tồn tại và hình thành tuần hoàn bàng hệ với những ĐM vành lớn ở thời điểm theo dõi 10 năm sau. Năm 1954, Murray đã báo cáo thử nghiệm thành cơng trên chó việc sử dụng ĐM cảnh hoặc ĐM nách làm cầu nối từ ĐM chủ đến ĐM vành.
Phẫu thuật bắc cầu ĐM vành trên người có sử dụng mảnh ghép ĐM ngực trong lần đầu được thực hiện vào năm 1964 bởi phẫu thuật viên người Liên Xô V.I. Kolessov. Cuộc phẫu thuật được thực hiện qua đường phẫu thuật ngực trái và không được sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1968, phẫu thuật viên người Mỹ George Green và Charles Bailey đã báo cáo riêng rẽ những trường hợp sử dụng ĐMNT nối với ĐM vành. Bailey thực hiện cầu nối trong lúc tim đập, trong khi đó Green có sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể và ngưng tim rung (fibrallatory arrest). Cũng trong năm này, Rena Favalaron lần đầu tiên thực hiện cầu nối tĩnh mạch hiển từ ĐMC đến ĐM vành. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng ĐMNT trái làm cầu nối giúp giảm tỷ lệ tử vong, giảm tai biến sớm và cải thiện tỷ lệ sống còn 10 - 15 năm sau phẫu thuật. Hiện nay, ĐMNT trái được sử dụng như là mảnh ghép chọn lựa hàng đầu để nối vào nhánh ĐM vành xuống trước trái [78], [81], [89].