Động mạch quay

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 39 - 40)

Giải phẫu học ĐM quay

Động mạch quay là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay, được tách ra ngang dưới nếp khuỷu khoảng 3 cm và hướng về phía ngồi cẳng tay. So với động mạch trụ, động mạch quay ở nơng hơn. Phía trước và phía ngồi động mạch quay bị che phủ bởi cơ cánh tay quay, cơ tùy hành của động mạch quay.

Phía trong ở 1/3 trên động mạch quay liên hệ với cơ sấp tròn và ở 2/3 dưới là cơ gấp cổ tay quay. Ngay phía sau động mạch quay là các cơ bọc mặt trước xương quay: cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa tay, cơ sấp trịn, bó quay cơ gấp các ngón nơng, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vng. Ở 1/3 dưới, động mạch quay tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay (mạch quay bắt được ở đây). Sau đó, động mạch quay đi vịng ra phía sau để vào bàn tay qua hõm lào. Động mạch quay tận cùng ở gan tay. Nhánh nông thần kinh quay chỉ đi cùng động mạch ở 1/3 giữa cẳng tay.

Các nhánh của động mạch quay:

Động mạch quặt ngược quay góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu Nhánh gan cổ tay nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ Nhánh gan tay nơng góp vào cung gan tay nơng

Nhánh mu cổ tay nối với nhánh của ĐM trụ tạo thành mạng mu cổ tay Động mạch ngón cái chính.

Ngồi các nhánh lớn, động mạch quay cịn có rất nhiều nhánh bên đi vào các cơ. Theo Strauch, số nhánh bên trung bình ở ½ đoạn gần là 4,2 (từ 0 đến 10 nhánh) và ở nửa xa cịn lại số nhánh trung bình là 9,6 (từ 4 đến 14) [105]. Để bảo đảm tưới đủ máu cho vùng khuỷu và bàn tay, hai nhánh quặt ngược quay và gan tay nông cần phải bảo tồn do đó chỉ cần bóc tách thấy được hai nhánh này là đủ. Động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay.

1. ĐM trụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)