Chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 25 - 33)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.2.1.1. Chương trình giáo dục

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa của thuật ngữ CTGD. Trong tiếng Anh, cụm từ này được lựa chọn là “curriculum”.

Từ những năm 20 của thế kỷ XIX, thuật ngữ “CTGD” đã xuất hiện, tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ này một cách chuyên nghiệp chỉ xuất hiện khoảng một thế kỉ sau đó. Đặc biệt, từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, những vấn đề về CT và lí luận CT trở thành trung tâm chú ý của khoa học GD Mĩ, của các nước nói tiếng Anh, sau đó là khu vực các nước nói tiếng Đức, tiếng Pháp... Họ

thường đồng nhất các thuật ngữ “CTGD”, “CT đào tạo”, “CT dạy học”. Theo Kieran Egan, CT (curriculum) có nguồn gốc từ chữ La tinh.

Hollis L. Caswell và Doak S. Campbell khơng xem CT như một nhóm các khóa học mà coi “tất cả những kinh nghiệm mà trẻ em có được dưới sự hướng dẫn của GV. Điều này thể hiện rõ quan điểm coi trọng “đầu ra”, khâu cuối của quá trình thực hiện CTGD [15].

Peter F. Oliva cho rằng: “CT là những gì mà từng cá nhân người học thu nhận được do kết quả của việc học tập ở nhà trường” [85].

Carter V. Good định nghĩa CT như “một nhóm có hệ thống các khóa học hoặc trình tự các mơn học địi hỏi sự tốt nghiệp hay chứng nhận trong một lĩnh vực học tập như CT khoa học xã hội, CTGD thể chất...” [21]. Định nghĩa này đã cụ thể khơng chỉ các khóa học, mơn học mà cịn quan tâm tới những yêu cầu về chứng nhận tốt nghiệp đối với HS.

Ronald C. Doll định nghĩa CT học của một nhà trường như là: Nội dung và q trình chính thức hoặc khơng chính thức mà nhờ đó người học có được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các KN và thay đổi thái độ nhận thức và giá trị dưới sự tổ chức của nhà trường đó [20].

Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, nhận thức về CT càng được hiểu rộng hơn. Peter F. Oliva đã tổng kết nhiều quan điểm khác nhau về CT: Tập hợp các mục tiêu thực hiện; các nội dung; tập hợp các môn học; tập hợp các tài liệu dạy học; trật tự các khóa học; tất cả những gì xảy ra trong nhà trường bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau; những gì được dạy trong và ngoài nhà trường, do nhà trường điều khiển; những kinh nghiệm người học đã trải qua trong nhà trường; là những gì người học thu nhận được như là kết quả GD của nhà trường [47].

Như vậy, thuật ngữ "curriculum" (CT) trong tiếng Anh có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, nó có thể:

- “Là các kinh nghiệm học tập được hướng dẫn và kế hoạch hóa, với các kết quả học tập được xác định trước và hình thành qua việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra ở người học sự phát triển liên tục về năng lực xã hội và cá nhân” [90].

- “Bao hàm cả những CT đào tạo của một trường quốc gia cho đến những điều xảy ra với một nhóm HS sau giờ học, khi cửa trường đã đóng” (Doug Ledgerwood) [26].

- “Là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm” [93].

- “Là bản kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu mà nhà trường theo đuổi, nó cho ta biết nội dung, phương pháp dạy và học cần thiết để đạt mục tiêu đã đề ra” [26].

Reisse [36] đã tổng hợp 27 định nghĩa khác nhau về CT, trong đó ơng phân chia thành ba nhóm khác nhau về mức độ rộng hẹp, nhiều ít các thành tố cấu thành CT. Tuy nhiên, khuynh hướng chung là khơng chỉ bó hẹp ở trong 2 thành phần: Mục tiêu và Nội dung dạy học, CT đề cập đến các yếu tố khác nữa của quá trình dạy học.

K. Frey đưa ra định nghĩa về CT dạy học: “CT là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trình bày là một hệ thống xác định với nhiều thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc dạy học” [36]. Đây là một định nghĩa được chú ý nhiều trong các tài liệu về lí luận CT.

White cho rằng: CT là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu GD, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra [26].

Tim Wentling (1993) định nghĩa: “CT là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa học trong thời gian vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở người học sau khi kết thúc khố học. Nó phác họa quy trình thực hiện nội dung đào tạo. Nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và toàn bộ các vấn đề của bản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ” [26].

CT được nhìn nhận với góc độ quy mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự phát triển KN và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học. Điều này

được thể hiện ở quan điểm của tác giả Ronald C. Doll về CT: “CT học của nhà trường là nội dung GD và các hoạt động chính thức và khơng chính thức; Q trình triển khai nội dung hoạt động, thơng qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các KN, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường” [20].

Ở Việt Nam, chương GD đôi khi được hiểu là CT đào tạo, CT dạy học. Theo điều 8 của Luật GD [48]:

- CTGD thể hiện mục tiêu GD; Quy định chuẩn kiến thức, KN, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; Phạm vi và cấu trúc nội dung GD; Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD; Cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mơ-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- CTGD phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; Kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; Tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức GD trong hệ thống GD quốc dân để địa phương và cơ sở GD chủ động triển khai kế hoạch GD phù hợp; Đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. CTGD là cơ sở bảo đảm chất lượng GD toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, KN, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong CTGD phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với GD phổ thơng; Giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với GD nghề nghiệp, GD ĐH. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp GD.

- CTGD được tổ chức thực hiện theo năm học đối với GDMN và GD phổ thông; Theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với GD nghề nghiệp, GD ĐH.

Điều 3, chương 1 thuộc Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm 2015 ghi rõ: “CT đào tạo là hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành, được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích luỹ được kiến thức và đạt được năng lực cần thiết đối với mỗi trình độ của GD ĐH” [10].

Ngồi ra, CTGD cịn được xem là thành tố trong một hệ thống GD, cùng với các thành tố khác trong hệ thống nhằm xây dựng mơ hình nhân cách người học (chuẩn đầu ra). CTGD bao gồm hệ thống các các văn bản, tài liệu mang tính quy định, chỉ đạo, định hướng tồn bộ hoạt động GD của một thiết chế GD. Ngày nay, quan niệm về các thành tố của CT đã bỏ qua quan niệm truyền thống. CT khơng chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung giảng dạy. Cụ thể hơn và bao quát hơn, CT là một phức hợp gồm các bộ phận cấu thành sau:

- Mục tiêu GD.

- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung GD. - Các phương pháp, hình thức tổ chức GD. - Đánh giá kết quả GD.

Như vậy, cấu trúc của CT bao gồm hai khía cạnh chính:

Một là sự hình dung trước những kết quả mà người học sẽ đạt được sau

một thời gian học tập;

Hai là cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để làm cho mong

muốn đó trở thành hiện thực.

Ngồi ra, có nhiều tác giả cũng bàn đến khái niệm CTGD như: Nguyễn Hữu Châu, Phan Văn Khôi, Nguyễn Tiến Hùng, Trần Thị Minh Huế… Song phần lớn các tác giả đều đồng ý với định nghĩa sau đây.

CTGD là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động GD trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách thức đánh giá kết quả học tập... nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.

1.2.1.2. Chương trình giáo dục mầm non

CTGDMN ra đời từ những năm 80 của thế kỉ XX. Từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau như: CT cải tiến (ra đời năm 1980, ban hành năm 1986); CT cải cách (ra đời năm 1986, ban hành năm 1994); CT đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD (ra đời năm 1998, ban hành năm

2002); CT MN mới (ra đời năm 2002, ban hành năm 2009). Do vậy, quan niệm về CTGDMN cũng khác nhau, chẳng hạn:

- CTGDMN được hiểu là tập hợp những kiến thức, KN và giá trị mà trẻ cần phải học. Các kiến thức, KN và giá trị này được xây dựng quanh các môn học (gồm 7 môn học).

- CTGDMN là tất cả mọi tác động lên trẻ trong mơi trường lớp học hay ngồi lớp học, cả những hoạt động lên kế hoạch trước và những hoạt động ngẫu hứng tự do, cả những hoạt động bên ngoài nhìn thấy được và những gì diễn ra bên trong trẻ.

- CTGDMN là bản thiết kế các hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. Trọng tâm của CTGDMN được dịch chuyển về kết quả sẽ đạt được. Do đó, nội dung, phương pháp và hình thức chỉ là các điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu GD. Các GV, các trường MN có thể đi theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, với nhiều lịch trình khác nhau, tổ chức nhiều chuỗi hoạt động khác nhau… miễn sao kết quả mong đợi đạt được.

- CTGDMN có xu hướng đi sâu vào sự phát triển của trẻ, tiếp cận phát triển là cách tiếp cận mà các nhà nghiên cứu và GD hướng đến. Do vậy, CTGDMN là kế hoạch dạy học dự tính, bao gồm: dạy cái gì, dạy ai, lúc nào và như thế nào? Với quan điểm này, CTGDMN là tập hợp các hoạt động học tập được lên kế hoạch trước (theo các bước, quy trình rõ ràng và được dẫn dắt bởi GV).

Điều 25 Luật GD ghi rõ: “CTGDMN phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Thể hiện mục tiêu GDMN; b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động GD, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD, môi trường GD, đánh giá sự phát triển của trẻ em; c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở GDMN” [48].

Theo tác giả Trần Thị Minh Huế [30], CTGDMN là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức trong cơ sở GDMN trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu trẻ MN cần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ nội

dung GD, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả chăm sóc, GD cũng như những điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu GDMN đã đề ra.

CTGDMN là đề cương về kế hoạch hành động sư phạm tác động trên trẻ MN gồm những thành tố: Mục tiêu GD, nội dung, phương pháp, các hoạt động GD, đánh giá kết quả GD và các điều kiện để thực hiện CT. Những thành tố cơ bản cấu thành CT có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. CT cung cấp những định hướng chăm sóc, GD trẻ cơ bản nhất cho GV và nhà quản lý GD MN. CT gồm nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và những hoạt động diễn ra trong và ngoài lớp suốt thời gian trẻ ở trường và sự phối hợp với gia đình, xã hội. CT vừa mang tính hoạch định theo kế hoạch của người lớn, vừa mang tính tự chọn theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Mặc dù các quan điểm khác nhau về CTGDMN nhưng đều có điểm chung, đó là cấu phần của CT bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá.

Trên cơ sở trình bày các quan điểm khác nhau về CTGDMN, chúng tôi cho rằng trong giai đoạn hiện nay: CTGDMN là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ chức tại cơ sở GDMN trong một thời gian xác định. CTGDMN nêu lên các mục tiêu trẻ MN cần đạt được, xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung GD, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả chăm sóc, GD cũng như những điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

CTGDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo cơng tác chăm sóc, GD trẻ trong các cơ sở GDMN, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng GVMN, tăng cường CSVC và đảm bảo các điều kiện khác để nâng cao chất lượng GDMN.

Hiện nay, CTGDMN quốc gia đang sử dụng trên tồn quốc có tên là

“CTGDMN” (Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 về việc ban

hành Chưng trình Giáo dục mầm non). CT được thiết kế gồm 4 phần như sau: Phần 1: Những vấn đề chung (nêu lên mục tiêu, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp, yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ)

Phần 2: CTGD nhà trẻ (gồm mục tiêu; kế hoạch thực hiện; nội dung, kết quả mong đợi; các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo

dục; đánh giá sự phát triển của trẻ)

Phần 3: CTGD mẫu giáo (gồm mục tiêu; kế hoạch thực hiện; nội dung, kết quả mong đợi; các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục; đánh giá sự phát triển của trẻ)

Phần 4: Hướng dẫn thực hiện.

1.2.1.3. Chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Ở một số quốc gia lớn như Australia, Newziland, America... CTGDMN được phân chia thành CTGDMN quốc gia, CTGDMN địa phương (còn gọi là CT Bang) và CTGDMN nhà trường.

Ở Việt Nam, việc phân chia CTGDMN đang là một điều khá mới mẻ và chưa rõ nét. Cách phân chia phổ biến nhất hiện nay là dựa vào cấp quản lí, CTGDMN được chia thành: CTGDMN quốc gia, CTGDMN địa phương, CTGD nhà trường MN.

Đối với các cấp độ CTGDMN, tác giả Trần Thị Minh Huế chia ra 4 caapps độ [30], bao gồm:

- CTGDMN quốc gia: chương trình này do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Vụ GDMN tổ chức thực hiện.

- CTGDMN địa phương: chương trình này do Sở, Phịng Giáo dục và

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 25 - 33)