Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mâm non

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 33 - 36)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mâm non

1.2.2.1. Phát triển chương trình giáo dục

Trên Thế giới, thuật ngữ “Phát triển CT” tên tiếng Anh là “Curriculum Development”. Trong thực tế, nhiều tác giả đôi lúc cũng dùng thay thế cho thuật ngữ “Curiculum making” hay “Curiculum design”, tức là “làm CT” hay “thiết kế CT” hay “xây dựng CT”.

PTCTGD là một phạm trù quan trọng trong quá trình định hướng, tổ chức các hoạt động GD, làm cho GD nói chung và CTGD nói riêng ngày càng trở nên hoàn thiện và hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu đề cập tới nội dung PTCTGD.

PTCTGD được hiểu là quá trình tạo nên các thành tố của CT như xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức, KN, xác định phạm vi và cấu trúc nội dung GD, đề xuất phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.

Theo diễn giải của Nguyễn Đức Chính [18], CTGD khơng dừng lại ở việc thiết kế mà là một quá trình liên tục phát triển nhằm hồn thiện khơng ngừng. Do vậy, CTGD là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ, của thị trường sử dụng lao động. Nói cách khác, PTCTGD thực chất chính là những đợt cải cách GD để đổi mới/điều chỉnh CT.

Từ việc phân tích một số quan điểm ở trên, chúng tơi cho rằng: PTCTGD

là quá trình làm thay đổi một hoặc một số hoặc toàn bộ các thành tố của CTGD hiện tại nhằm tạo ra một CTGD phù hợp hơn, đáp ứng sự phát triển của người học và xu thế phát triển của xã hội.

1.2.2.2. Phát triển chương trình giáo dục mầm non

PTCTGD MN là một bộ phận trong hệ thống PTCTGD. Do vậy nó vận hành theo đúng quy luật của PTCTGD. PTCT GDMN là một q trình làm cho GDMN nói chung và CTGDMN nói riêng ngày càng trở nên hồn thiện và hiệu quả hơn.

Theo nghĩa rộng, PTCT GDMN là sự thay đổi một CTGDMN này bằng một CTGDMN khác (cấp quốc gia) theo một cách tiếp cận mới. Mặc dù những vấn đề cốt lõi của CT cũ vẫn được giữ lại để làm căn cứ cho việc xây dựng CT. Theo nghĩa hẹp, PTCT GDMN là sự điều chỉnh một số các vấn đề trong CT hiện tại để phù hợp hơn với điều kiện thực tại.

Theo tác giả Trần Thị Minh Huế: “PTCT GDMN là một quá trình liên tục điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của CTGDMN, bảo đảm khả năng phát triển và ổn định tương đối của CT đã có, làm cho việc triển khai CT theo mục tiêu GD đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu phát triển của xã hội và phát triển của cá nhân trẻ. PTCT GDMN bao gồm xây dựng CT, tổ chức thực hiện, đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện CT” [30].

Từ những định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: PTCT GDMN là quá trình

hành nhằm tạo ra một CTGDMN phù hợp hơn, đáp ứng sự phát triển của trẻ và xu thế phát triển của xã hội.

1.2.2.3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Theo OECD (1979), "Phát triển CT nhà trường là một quá trình trên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhà trường trong việc thực thi CTGD nhằm tạo ra sự phân quyền, trách nhiệm và sự kiểm sốt giữa chính quyền trung ương và địa phương để nhà trường có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có thể tự quản lí q trình phát triển CT” [26].

Theo Trần Thị Minh Huế, PTCTGD nhà trường MN được hiểu là từ CTGDMN địa phương (Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT) nhà trường nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lí thực hiện CTGD chi tiết, cụ thể, phù hợp với thực tiễn môi trường và điều kiện GD của nhà trường - gọi là CTGD nhà trường. CTGD nhà trường đảm bảo thực hiện được mục tiêu GD chung đề ra, đáp ứng nhu cầu GDMN của địa phương và tiếp cận được với xu thế phát triển của GDMN song chứa đựng và thể hiện triết lí riêng của nhà trường, gắn với điều kiện GD của nhà trường [30].

Theo quan điểm này, PTCTGD nhà trường MN địi hỏi phải có CTGDMN địa phương (CTGDMN của sở, phòng GD gắn với những đặc thù địa phương). Hiện nay, ở Việt Nam, CTGDMN địa phương đang là vấn đề chưa được quan tâm và còn xa lạ đối với các nhà quản lý và GVMN.

Tài liệu “Bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp GVMN hạng 3” cho rằng: PTCTGD nhà trường MN là cụ thể hóa CTGDMN quốc gia để phù hợp với điều kiện nhà trường. Đó là sự cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá... của CT quốc gia vào thực tế của nhà trường MN [13].

Với quan điểm này, PTCTGD nhà trường MN là quá trình nhà trường cụ thể hoá CTGDMN quốc gia, làm cho CTGDMN quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở GDMN. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CTGD quốc gia, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng mục tiêu, nội dung và xác định cách thức thực hiện, phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ MN, thực hiện có hiệu quả mục

tiêu GD. Như vậy, vai trò của địa phương bị mờ nhạt trong việc xây dựng, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện CT.

Theo chúng tơi, ngồi căn cứ là CTGDMN quốc gia thì cần căn cứ vào CT địa phương (nếu có), các nhà trường MN tổ chức hoạt động PTCTGD của trường mình bằng việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, các hoạt động cho phù hợp với đặc trưng của từng nhà trường trên cơ sở phải phù hợp với trẻ trong nhà trường, từ đó tạo ra CTGD nhà trường MN.

PTCT GD nhà trường MN là một hướng đi tích cực, cho phép các trường MN đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng cùng bàn bạc, chủ động xây dựng kế hoạch trên cơ sở đề cao vai trị tích cực, sáng tạo, chủ động của cán bộ quản lí và đội ngũ GV theo nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”. Mục đích, nhiệm vụ PTCTGD nhà trường MN nhằm cải tiến CTGD, giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những KN sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Để PTCTGD nhà trường MN thực sự có hiệu quả, ngoài sự tham gia của đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ GVMN, có thể có các tổ chức khác như Hội Phụ huynh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…

Từ những khái niệm về CT GDMN, PTCT GDMN, chúng tôi cho rằng:

PTCTGD nhà trường MN là quá trình làm thay đổi một hoặc một số vấn đề của CTGDMN quốc gia và CTGDMN địa phương (nếu có) nhằm tạo ra một CTGD phù hợp với điều kiện thực tại của nhà trường MN, đáp ứng sự phát triển của trẻ em trong nhà trường đó. PTCTGD nhà trường MN chủ yếu do các nhà sư phạm ở trường MN thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)