Khái quát về điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 65 - 67)

2.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng

Luận án tập trung vào việc xác định thực trạng về KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV ngành GDMN; Thực trạng RL KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN trình độ cử nhân sư phạm.

2.1.2. Đối tượng, cỡ mẫu, địa bàn khảo sát

Chúng tôi khảo sát thực trạng trên các đối tượng sau đây:

- 10 trường MN của 4 tỉnh: Thành phố Hà Nội (2 trường); Nghệ An (4 trường); Thành phố Huế (2 trường); Thành phố Hồ Chí Minh (2 trường)

- 308 GVMN của một số trường MN đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.

- 30 cán bộ quản lý của các trường MN và 4 cán bộ quản lý cấp Sở, Phòng. - 3 cán bộ giảng dạy học phần chuyên sâu về PTCTGD MN của 3 trường ĐH gồm: ĐHSPHN, ĐH Vinh, ĐH Sài Gòn.

- 647 SV ngành GDMN trình độ cử nhân sư phạm của các trường ĐH nêu trên.

2.1.3. Nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng

a. Nội dung khảo sát

* Về phía các trường ĐH:

- Thực trạng vấn đề “PTCTGD nhà trường MN” trong CT đào tạo ngành GDMN. - Thực trạng RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN. - Thực trạng KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV ngành GDMN trình độ cử nhân sư phạm. * Về phía các trường MN:

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường MN và GVMN về vấn đề PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).

- Thực trạng CTGD nhóm lớp của các nhà trường MN.

b. Phương pháp điều tra thực trạng

- Phương pháp điều tra Anket: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục từ 1B đến 1D) dành cho cán bộ quản lý nhà trường MN, GVMN, SV ngành GDMN về PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi xây dựng phiếu phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý (phụ lục 1A): Ban giám hiệu nhà trường mầm non, trao đối với cán bộ quản lý bậc học mầm non cấp Phịng, Sở về cơng tác chỉ đạo PTCTGD nhà trường MN.

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với các giảng viên ở một số trường ĐH, những người tham gia giảng dạy trực tiếp các học phần chuyên sâu về vấn đề PTCT GDMN

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

+ Nghiên cứu khung CT đào tạo GVMN trình độ cử nhân sư phạm về vấn đề PTCTGD nhà trường của 3 trường ĐH: ĐHSPHN, ĐH Vinh, ĐH Sài gòn.

+ Nghiên cứu đề cương chi tiết học phần “PTCT GDMN” của 3 ngành GDMN thuộc 3 trường ĐH nêu trên.

+ Nghiên cứu kế hoạch GD nhóm lớp của một số trường MN thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Vinh, Thành phố Huế, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng CTGD nhà trường.

+ Phân tích, đánh giá các sản phẩm bài tập của SV trong việc RLKN PTCTGD nhà trường Mn (cấp độ nhóm lớp).

- Phương pháp thống kê tốn học: Xử lí các kết quả điều tra bằng Excel 2016.

2.1.4. Quy trình khảo sát điều tra thực trạng

Bước 1: Lập kế hoạch khảo sát (xác định đối tượng, địa bàn, nội dung, phương pháp khảo sát);

Bước 2: Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn cho các đối tượng và thang đánh giá KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho

SV ngành GDMN;

Bước 3: Điều tra thử và điều chỉnh phiếu; Bước 4: Tiến hành điều tra;

Bước 5: Xử lý kết quả điều tra.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)