Quy trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 119 - 124)

nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non

3.2.1. Các nguyên tắc rèn luyện

3.2.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Quy trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề RLKN sư phạm cho SV, nghiên cứu thực trạng tổ chức RLKN nghề cho SV ở một số trường ĐH, từ đó phát hiện ra hệ thống các KN cụ thể và quy trình RLKN đó.

3.2.1.2. Đảm bảo tính chuẩn hóa

Dựa trên quy trình chung trong RLKN và quy trình PTCTGD để xây dựng các nội dung và quy trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN.

3.2.1.3. Đảm bảo tính linh hoạt cao

Quy trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) phải đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu và khả năng học tập khác nhau của người học. Tính linh hoạt cao của quy trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cũng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường ĐH hiện nay.

3.2.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Quy trình gồm các giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Trước khi đưa vào thực hiện, quy trình này cần được thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh trong một thời gian cần thiết để đảm bảo rằng khi áp dụng vào thực tiễn sẽ có tính khả thi cao.

3.2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm

KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) khơng phải là một KN đơn lẻ mà là tổ hợp nhiều KN thành phần. Những KN thành phần này được hình thành và RL rải rác ở nhiều học phần trong CT đào tạo, thông qua nhiều hoạt động trong suốt quá trình đào tạo. Do vậy, việc xác định được KN cụ thể để đưa chúng vào hệ thống của KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) là

việc làm cần thiết.

Đối với những KN thành phần, khơng phải được hình thành và RL theo đúng trình tự 5 bước của quy trình PTCT (phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế CT, thực hiện CT, đánh giá điều chỉnh CT) mà chúng có thể có ở những thời điểm khác nhau. Do vậy, chúng tôi đề xuất quy trình RLKN PTCTGD nhóm lớp cho SV ngành GDMN gồm các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: RL các KN đơn lẻ

Hình thức RL: Thơng qua các học phần chuyên ngành, học phần chuyên

sâu.

Các KN đơn lẻ được RL tích hợp theo ma trận sau đây:

TT KN đơn lẻ Học phần chuyên ngành Học phần chun sâu 1 KN phân tích tình hình trẻ tại nhóm lớp x x 2 KN phân tích tình hình về đội ngũ GV và CSVC của nhóm lớp x x

3 KN phân tích, đánh giá CTGD nhóm lớp trong

năm học trước x x

4 KN xác định mục tiêu GD năm học x x

5 KN xác định mục tiêu chủ đề x x

6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD x x

7 KN lựa chọn mạng nội dung, mạng hoạt động x x

8 KN lập kế hoạch GD x x

9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích x

10 KN tổ chức hoạt động chơi x

11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh x 12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD x

13 KN điều chỉnh CT x x

Môi trường RL: Môi trường giả định (trên lớp học)

Chủ thể hướng dẫn RL: Giảng viên ĐH (những người trực tiếp giảng

dạy các học phần chuyên ngành và chuyên sâu)

Quy trình RL:

SV cần được trang bị những kiến thức và nhận thức đầy đủ về số lượng những KN cần thiết mà cá nhân phải thực hiện. Trình tự sắp xếp việc thực hiện các KN, hành động một cách linh hoạt trong quy trình PTCTGD.

Để SV có được các thông tin này, trong các giờ học tại trường ĐH, giảng viên cần cung cấp cho SV về các KN thông qua học phần chuyên sâu (học phần PTCT GDMN) và một số học phần chuyên ngành (GD học MN, các học phần phương pháp, các học phần tự chọn của chun ngành) để từ đó SV hình dung được các KN cần thiết cho hoạt động PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp). Chẳng hạn:

- Ở học phần “GD học MN”, SV được hình thành và RL KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; KN tổ chức hoạt động vui chơi…

- Ở các học phần phương pháp (Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn họ; Phương pháp hình thành biểu tượng tốn cho trẻ; Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình; Phương pháp GD thể chất; Phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh; Phương pháp phát triển ngôn ngữ; Phương pháp GD âm nhạc), SV được hình thành và RL các KN: xác định mục tiêu hoạt động GD, KN soạn giáo án, KN tổ chức thực hiện hoạt động GD, KN đánh giá hoạt động GD…

- Ở học phần “PTCT GDMN”, SV được hình thành và RL các KN: KN phân tích tình nhóm lớp, KN xác định mục tiêu, KN thiết kế CT…

- Ở một số học phần tự chọn, SV được hình thành và RL các KN như: KN Lập kế hoạch (Học phần “Lập kế hoạch trong GD MN”), KN đánh giá sự phát triển của trẻ MN, KN đánh giá CTGDMN, KN đánh giá chất lượng đội ngũ GVMN (học phần “Đánh giá trong GDMN”). Tuy nhiên, những học phần này là học phần tự chọn nên cơ hội cho SV được RL không thường xuyên.

Bước 2. Luyện tập các thao tác của các KN

Việc luyện tập các thao tác nhằm 2 mục đích: - Hình thành KN;

- Tự động điều chỉnh, định hướng hành vi đáp ứng yêu cầu của KN. Việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cần được thực hiện bằng một loạt các hoạt động, nhờ đó các thao tác liên tục được điều chỉnh, phát triển để phù hợp với những u cầu của KN. Ở trình độ cao, KN có tính linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, tuy nhiên nó chưa đủ điều kiện để trở thành kĩ xảo.

hệ thống bài tập hoặc bài thực hành. Có thể u cầu SV hồn thành bài tập đó ngay trên lớp hoặc giao bài tập về nhà và yêu cầu nộp sản phẩm sau một khoảng thời gian. Ví dụ các bài tập:

- Hãy chọn một nhóm lớp MN và phân tích tình hình trẻ của nhóm lớp đó. - Chọn một chủ đề và xác định mục tiêu GD cho chủ đề đó.

- Lập kế hoạch GD chủ đề cho một nhóm lớp MN.

Dựa vào kết quả bài tập, giảng viên sẽ đánh giá, phân tích và chỉ rõ để SV thấy được cái đúng, cái sai của mình khi RL. Việc làm này giúp SV có thêm kinh nghiệm và tự rút ra bài học cho bản thân trong những lần luyện tập tiếp theo.

Bước 3. Luyện tập thuần thục, phát triển KN

Đây là nội dung RL chuyển từ luyện tập thô sang luyện tập tinh. SV sẽ tiến hành điều chỉnh, loại bỏ những thao tác thừa, tối giản, hoàn thiện các thao tác, giúp cá nhân phát triển năng lực, nâng cao hiệu quả thực hiện KN.

Nếu như ở bước 2, RL có nhiều sai sót thì trong bước RL này, SV sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Việc tiếp tục giao nhiệm vụ, đưa ra các bài tập, các yêu cầu cho quá trình luyện tập sẽ giúp cho KN của SV ngày một hoàn thiện hơn. Tùy vào sự tiến bộ của SV, giảng viên đưa ra số lượng và nội dung các bài tập luyện tập cho phù hợp.

Bước 4. Đánh giá và điều chỉnh để hồn thiện KN

Trong q trình luyện tập, cần giúp SV tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau; đánh giá để tự điều chỉnh linh hoạt hướng tới phát triển KN; đánh giá để loại bỏ những thao tác thừa, thao tác kém hiệu quả. Từ đó điều chỉnh để hoàn thiện, sự thuần thục, lành nghề và sự nhạy cảm, tinh tế khi thực hiện KN.

Lưu ý khi thực hiện: Cần linh hoạt trong việc RL các KN đơn lẻ, không

nhất thiết phải theo đúng trình tự sắp xếp các KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).

Các học phần bắt buộc hay tự chọn đều là cơ hội tốt cho việc hình thành và RLKN. Nếu học phần nào liên quan đền một hoặc một số các KN trên thì đều trở thành cơ hội RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV.

Giai đoạn 2: RL phối hợp một số KN

Hình thức: Thơng qua THSP và TTSP. Cụ thể như sau:

TT KN đơn lẻ THSP TTSP

1 KN phân tích tình hình trẻ tại nhóm lớp x x 2 KN phân tích tình hình về đội ngũ GV và CSVC của x x

nhóm lớp

3 KN phân tích, đánh giá CTGD nhóm lớp trong năm

học trước x x

4 KN xác định mục tiêu GD năm học x x

5 KN xác định mục tiêu chủ đề x x

6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD x x

7 KN lựa chọn mạng nội dung, mạng hoạt động x x

8 KN lập kế hoạch GD x x

9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích x x

10 KN tổ chức hoạt động chơi x x

11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh x x

12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD x x

13 KN điều chỉnh CT x x

Môi trường RL: Môi trường thực tế (tại trường MN) Chủ thể hướng dẫn RL: Giảng viên, GVMN

Quy trình RL:

Sau khi một số KN đơn lẻ đã được thiết lập, giảng viên tổ chức cho SV RL phối hợp các KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) thơng qua các đợt THSP và TTSP. Những KN được phối hợp phải là KN được tiến hành liền kề, có quan hệ mật thiết, đan xen trong quá trình thực hiện.

Trong quá trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV, nên tiến hành RL phối hợp KN sau: KN thiết kế CTGD (phải dựa trên KN phân tích tình hình và KN xác định mục tiêu); KN thực hiện CTGD; KN đánh giá, điều chỉnh CTGD ở một chủ đề. Việc tiến hành tổ chức RL cho SV theo trình tự như sau:

Bước 1. Giao nhiệm vụ cho SV

Khi SV đi thực tế tại các trường MN, ngoài những nội dung và yêu cầu của đợt THSP và TTSP, SV được phân cơng vào các nhóm lớp, việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Báo cáo về tình hình nhóm lớp (nơi SV đang tham gia RL);

- Lập kế hoạch GD 1 chủ đề cho nhóm lớp (nơi SV đang tham gia RL); - Thực hiện các hoạt động GD: Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; Hoạt động học có chủ đích; Hoạt động chơi (Mỗi hoạt động này được đánh giá 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau).

Với nhiệm vụ được giao, SV chủ động RL trong môi trường thực tế ở trường MN dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên và GVMN tại cơ sở.

Dựa trên những hiểu biết và những kinh nghiệm SV đã có được trong q trình RL những KN đơn lẻ, SV biết phối kết hợp chúng với nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Bước 3. Đánh giá quá trình RL

Việc đánh giá quá trình RL cần kết hợp giữa đánh giá sản phẩm và đánh giá việc thực hiện

* Sản phẩm đánh giá bao gồm: - Bản báo cáo tình hình nhóm lớp - Bản kế hoạch GD một chủ đề - Giáo án các hoạt động GD * Thực hiện kế hoạch GD

- Tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh - Tổ chức hoạt động học có chủ đích - Tổ chức hoạt động chơi

Để đánh giá chính xác kết quả RL của SV thì cần tách riêng KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) ra khỏi hệ thống KN nghề nghiệp cần RL.

Xây dựng phiếu đánh giá dựa trên các tiêu chí về nội dung và yêu cầu cần đạt được của SV. Các phiếu đánh giá cho việc RL các KN PTCTGD nhà trường MN, bao gồm:

+ Phiếu đánh giá KN phân tích tình hình nhóm lớp; + Phiếu đánh giá KN xác định mục tiêu GD nhóm lớp; + Phiếu đánh giá KN thiết kế CTGD nhóm lớp;

+ Phiếu đánh giá KN thực hiện CTGD nhóm lớp;

+ Phiếu đánh giá KN đánh giá và điều chỉnh CTGD nhóm lớp. - Tính điểm RL KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).

Đánh giá kết quả RL các KN thành phần cần dựa vào các phiếu đánh giá cụ thể (dựa vào các rubric đánh giá được trình bày ở phụ lục 1E), đánh giá RL phối hợp KN thì tính theo cơng thức sau đây:

Kết quả RL = (Điểm sản phẩm * 1 + Điểm thực hiện *2)/ 3

Lưu ý khi thực hiện: Để đánh giá kết quả RL phối hợp các KN phải theo

một chuỗi các hoạt động của cùng một chủ đề GD, không nên độc lập các KN trong các chủ đề khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 119 - 124)