Các cấp độ phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 48 - 51)

1.3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.3.3. Các cấp độ phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Với quan điểm chỉ đạo hướng dẫn thực hiện CTGDMN, các địa phương, các nhà trường MN, các GVMNB được phép sự linh hoạt, chủ động và sáng

tạo trong việc lựa chọn và thiết kế CTGD cho phù hợp với điều kiện thực tại. Do vậy ngay trong PTCTGD dục nhà trường MN cũng tạo ra nhiều tầng bậc khác nhau:

- PTCTGD của nhà trường: cấp độ nhà trường; - PTCTGD của khối lớp: cấp độ khối lớp; - PTCTGD của nhóm lớp: cấp độ nhóm lớp.

Trong 3 cấp độ đó, cấp độ nhóm lớp là cấp độ cơ bản và quan trọng nhất mà các nhà trường MN muốn hướng tới. Bởi vì, ở cấp độ nhóm lớp, CTGD sẽ cụ thể, phù hợp cho từng nhóm lớp và thực thi có hiệu quả nhất.

1.3.3.1. Cấp độ nhà trường

Cấp độ này do ban giám hiệu nhà trường trực tiếp xây dựng, chỉ đạo, quản lý và đánh giá CTGD nhà trường.

Khi PTCTGD nhà trường, ban giám hiệu dựa vào những căn cứ sau đây: - CTGDMN quốc gia

- Những yêu cầu mới trong GDMN (như cách lập kế hoạch, cách tổ chức hoặc đánh giá...).

- Sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT

- Triết lý, tầm nhìn, định hướng và chiến lược phát triển của nhà trường. - Những mong muốn đáp ứng/thể hiện yêu cầu, nguồn lực, môi trường đặc trưng của địa phương, của nhà trường

- CTGD nhà trường của năm học trước (nếu chưa đáp ứng được nhu cầu của tất cả/một bộ phận cán bộ, GV, trẻ trong nhà trường, thậm chí cả các bậc phụ huynh thì cần phải chỉnh sửa, bổ sung, thậm chí thay đổi cho phù hợp).

Nội dung cơ bản của CTGD cấp độ nhà trường bao gồm: - Những định hướng cốt lõi, mục tiêu của nhà trường, thể hiện:

+ Mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường về GD (về chất lượng và số lượng);

+ Mục tiêu phát triển đối với trẻ trong nhà trường ở các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và KN xã hội.

- Hệ thống các nội dung GD thể hiện bằng các chủ đề lớn, có tính chất định hướng cho việc lựa chọn của các khối, lớp.

1.3.3.2. Cấp độ khối lớp

Ở trường MN, tùy vào quy mơ phát triển của nhà trường, có thể phân chia thành các khối theo độ tuổi, đồng thời phân công các tổ trưởng chuyên môn phụ trách các khối.

Nếu quy mơ nhà trường khơng lớn thì có thể tổ trưởng chun mơn khối nhà trẻ/tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo.

Nếu quy mơ nhà trường lớn thì sẽ có các tổ trưởng chun mơn khối nhà trẻ/khối mẫu giáo 3-4 tuổi/khối mẫu giáo 4-5 tuổi/khối mẫu giáo 5-6 tuổi.

Với cấp độ khối lớp, các tổ trưởng chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo và quản lý CT khối lớp do họ phụ trách.

Căn cứ để tổ trưởng chuyên môn PTCTGD khối lớp là:

- Những yêu cầu mới trong GDMN về cách lập kế hoạch, cách tổ chức hoặc đánh giá...

- Các công nghệ mới, thành tựu mới về GDMN.

- Những định hướng, mục tiêu, chiến lược GD của nhà trường MN trong năm học.

- Mục tiêu cần đạt được của trẻ ở độ tuổi phụ trách (dựa vào mục tiêu CT GDMN quốc gia và CTGDMN địa phương).

- Những bất cập của CTGD cho độ tuổi của năm trước.

- Những mong muốn của tất cả/một bộ phận phụ huynh, các cháu MN trong độ tuổi.

Nội dung cơ bản của CTGD cấp độ khối lớp bao gồm:

+ Mục tiêu phát triển đối với trẻ trong khối lớp ở các lĩnh vực phát triển; + Hệ thống chủ đề lớn, chủ đề nhánh dành cho khối lớp;

+ Hệ thống các nội dung GD dành cho khối lớp; + Gợi ý các hình thức tổ chức hoạt động GD; + Các tiêu chí đánh giá chất lượng GD của các lớp.

1.3.3.3. Cấp độ nhóm lớp

Cấp độ này do GVMN tại các nhóm lớp chịu trách nhiệm. Khi xây dựng CT nhóm lớp, GV cần dựa trên những căn cứ sau đây:

- Những yêu cầu mới về cách lập kế hoạch, cách tổ chức và đánh giá; - Các công nghệ mới, thành tựu mới trong GDMN.

- Tình hình trẻ trong nhóm lớp phụ trách (lưu ý các nhóm lớp có trẻ khuyết tật);

- Mục tiêu GD của khối lớp; - Nội dung CT của khối lớp;

Nội dung PTCTGD nhóm lớp bao gồm: - Mục tiêu GD của nhóm lớp;

- Kế hoạch GD (bao gồm cả kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề và kế hoạch ngày);

- Giáo án các hoạt động GD;

- Đánh giá hiệu quả các hoạt động GD (bao gồm cả đánh giá ngồi và đánh giá trong).

Như vậy, có thể thấy, ngay trong nhà trường MN, việc PTCTGD cũng đã có các cấp độ khác nhau với các yêu cầu, các mức độ, các nội dung khác nhau. Về cơ bản, các thành phần tham gia vào PTCTGD chủ yếu là đội ngũ ban giám hiệu và các GV (bao gồm cả tổ trưởng chuyên môn). Để CTGD nhà trường thực hiện được và thực hiện có hiệu quả thì CTGD nhóm lớp giữ vị trí cơ bản, cốt lõi, trong đó người tham gia tích cực nhất, có trách nhiệm cao nhất trong việc PTCTGD nhà trường chính là đội ngũ GVMN.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)