Thực trạng nhận thức về kỹ năng phát triển chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 100 - 103)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.5. Thực trạng nhận thức về kỹ năng phát triển chương trình giáo dục

dục nhà trường của giáo viên mầm non

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng phiếu điều tra Ankét trên 308 GVMN tại 4 tỉnh thành, đó là: Thành phố Hà Nội, Nghệ An, Thành phố Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian khảo sát từ tháng 9 năm 2016 đến 04 năm 2017, kết quả thu được như sau:

* Nhận thức của GVMN về bản chất của PTCTGD nhà trường

Qua khảo sát GV tại các tỉnh thành trên cho thấy: 98% GVMN nhận thức về bản chất của PTCTGD nhà trường MN, đó là q trình hoạt động có sự lựa chọn, tổ chức, điều chỉnh CTGDMN quốc gia và CTGD địa phương (nếu có) để tạo ra một CTGD riêng cho nhà trường. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ không đáng kể (0,97%) lựa chọn phương án “là một kế hoạch hoạt động để nhà trường ngày càng phát triển”; 1 phương án lựa chọn “là CTGD riêng của nhà trường MN”), khơng có ý kiến lựa chọn phương án “ là quá trình thay đổi một hoặc một số vấn đề của CTGDMN quốc gia và CTGDMN địa phương (nếu có) để tạo ra một CTGDMN phù hợp với điều kiện thực tại của nhà trường, đáp ứng sự phát triển của trẻ em trong nhà trường đó”

Với nhận thức như vậy, GVMN đã có những hiểu biết về PTCTGD nhà trường MN dù chưa thực sự đầy đủ. Mặc dù thuật ngữ “PTCTGD nhà trường” còn khá mới mẻ, song đối với bậc học MN, vấn đề này đã xuất hiện trong CTGDMN ban hành năm 2009. Do đó, GVMN đã quen với một số cơng việc

cụ thể của hoạt động PTCTGD nhà trường. Như vậy, GVMN đã có nhiều cơ hội tiếp cận với PTCTGD nhà trường, nhất là CTGD nhóm lớp.

*Thành phần tham gia PTCTGD nhà trường MN

Với 308 phiếu khảo sát, có 97,4% ý kiến lựa chọn thành phần tham gia vào PTCTGD nhà trường là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và GVMN. Ban giám hiệu lên kế hoạch chủ đề của năm học; Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch chủ đề nhánh và mục tiêu về các lĩnh vực của trẻ ở độ tuổi, nội dung giáo dục và gợi ý các hoạt động giáo dục. GVMN lên kế hoạch chủ đề và kế hoạch tuần, lựa chọn nội dung, đề tài theo các chủ đề, thiết kế các hoạt động GD cụ thể ở từng lĩnh vực.

Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều trường MN vẫn chưa phân định rõ về vai trò và trách nhiệm của những người tham gia PTCTGD nhà trường. Một số trường MN lựa chọn phương án: Ban giám hiệu là người trực tiếp lên CTGD cho toàn trường, GVMN chỉ là người thực thi CTGD đó. Nếu có bất cập xảy ra trong q trình thực hiện CTGD, GVMN có trách nhiệm báo cáo ban giám hiệu để kịp thời điều chỉnh, bổ sung (nhưng trong thực tế thường khơng có kết quả khả quan).

Trong một vài năm trở lại đây, ở một số trường MN, ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho GV tự xây dựng kế hoạch GD của nhóm lớp (kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch ngày). Việc làm này tạo ra bước đột phá trong việc trao quyền chủ động cho GV, song gặp một số khó khăn:

- GVMN khơng phân tích được các điều kiện của lớp học, nhất là tình hình trẻ trong nhóm lớp phụ trách.

- GV lên kế hoạch cho toàn bộ năm học ngay từ đầu năm học (bao gồm cả kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, trong đó có cả kế hoạch tuần) khi nhận lớp, phần lớn họ dựa vào CTGDMN quốc gia mà khơng có các căn cứ khác để làm CTGD cho nhóm lớp.

- Trong q trình thực hiện, khơng dám điều chỉnh CT khi thấy những vấn đề bất hợp lý, nhất là những vấn đề về nội dung, đề tài (vì kế hoạch đã được phê duyệt).

trưởng chuyên môn hoặc ban giám hiệu chỉ đạo đánh giá).

* Sự cần thiết về các KN đơn lẻ của KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp)

Về vấn đề này, chúng tôi thu được số liệu như sau:

Bảng 2.13. Quan điểm của GVMN về sự cần thiết của các KN đơn lẻ

TT KN Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 KN đánh giá trẻ trong nhóm lớp 254 82,47 54 17,53 0 0,00 2 KN phân tích, đánh giá CTGD của

nhóm lớp 178 57,79 130 42,21 0 0,00

3 KN phân tích điều kiện CSVC và

đội ngũ GV của nhóm lớp 234 75,97 74 24,03 0 0,00 4 KN xác định mục tiêu năm học cho

một nhóm lớp 308 100 0 0,00 0 0,00

5 KN xác định mục tiêu chủ đề 308 100 0 0,00 0 0,00 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 308 100 0 0,00 0 0,00 7 KN thiết kế mạng nội dung, mạng

hoạt động 308 100 0 0,00 0 0,00 8 KN lập kế hoạch GD 308 100 0 0,00 0 0,00 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 308 100 0 0,00 0 0,00 10 KN tổ chức hoạt động chơi 308 100 0 0,00 0 0,00 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 308 100 0 0,00 0 0,00

12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD 15 4,87 293 95,13 0 0,00 13 KN điều chỉnh hoạt động GD 253 82,14 55 17,86 0 0,00 Kết quả ở Bảng 2.13 cho thấy, quan điểm của GVMN cho rằng tất cả các KN này đều cần thiết, thậm chí rất cần thiết. Khơng có ý kiến nào lựa chọn cho phương án “Không cần thiết” (kể cả các KN đơn lẻ của KN phân tích tình hình nhà trường). Điều này cho thấy, việc nhìn nhận và đánh giá của GVMN khác với CBQL. Bởi vì, họ là những người trực tiếp thực hiện CTGD tại nhóm lớp nên họ nhìn thấy hết được các vấn đề và sự cần thiết của điều kiện CSVC, đội ngũ GV, trẻ em trong nhóm lớp. Các yếu tố này quyết định đến chất lượng và hiệu quả của CTGD tại nhóm lóp.

100% GV đồng ý rằng, tất cả các KN đơn lẻ của KN xác định mục tiêu (mục tiêu năm học, mục tiêu chủ đề, mục tiêu hoạt động), KN thiết kế CT (KN lựa chọn mạng nội dung, mạng hoạt động; KN lập kế hoạch), KN thực hiện CT (KN thực hiện hoạt động học có chủ đích; KN thực hiện hoạt động chơi; KN thực hiện hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh) đều rất cần thiết. Riêng KN đánh giá, điều chỉnh CT (KN đánh giá, KN điều chỉnh) có khác biệt chút ít (với KN đánh giá có 4,87% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 95,13% ý kiến cho rằng cần thiết; với KN điều chỉnh có 82,14% cho rằng rất cần thiết, 17,86% cho rằng cần thiết).

Như vậy, đối với các KN mà chúng tôi chỉ ra, một lần nữa được khẳng định sự cần thiết của các KN đó cho hoạt động PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp).

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 100 - 103)