Nguyên tắc phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 51 - 55)

1.3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.3.4. Nguyên tắc phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

1.3.4.1. Đảm bảo tính pháp chế

Đảm bảo tính pháp chế trong PTCTGD nhà trường MN được hiểu là phải thực hiện CT theo đúng tinh thần chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ký và ban hành.

CTGDMN ban hành kèm Thông tư số 01/2017 /VBHN-BGDĐT đã ghi rõ: “CTGDMN là CT khung. CTGDMN là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động chăm sóc, GD trẻ ở tất cả các cơ sở GDMN trên tồn quốc”. Do đó, khi thực hiện PTCTGD nhà trường cần thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của CTGDMN quốc gia.

1.3.4.2. Đảm bảo nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”

Khi xây dựng CTGDMN (2009), các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 quan điểm chỉ đạo trong xây dựng và phát triển CT, trong đó có 2 quan điểm bàn đến việc “lấy trẻ làm trung tâm”. Đó là:

Quan điểm 1. CT hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

 CT coi trọng việc đảm bảo an tồn, ni dưỡng hợp lí, chăm sóc sức khoẻ về thể chất và tinh thần.

 CT kết hợp hài hồ giữa chăm sóc và GD, giữa các mặt GD để phát triển trẻ tồn diện.

 CT khơng chú trọng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, KN đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ.

Quan điểm 2. CT tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục

 CT được xây dựng theo hai giai đoạn: CTGD nhà trẻ và CTGD mẫu giáo.  Hai giai đoạn của CT được xây dựng có tính đồng tâm, phát triển giữa các độ tuổi trong mỗi giai đoạn và giữa hai giai đoạn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục.

 CT chú trọng hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của cá nhân trẻ.

Như vậy, CTGDMN phải lấy xuất phát điểm là trẻ em. Căn cứ trên tình hình thực tại của trẻ về mức độ đạt được, khả năng, nhu cầu và mong muốn của trẻ; Kết hợp với những vấn đề cốt lõi của CTGDMN quốc gia và định hướng hoặc chỉ đạo của địa phương để từ đó xây dựng một CTGD nhà trường phù hợp.

1.3.4.3. Đảm bảo tính phát triển

Phát triển được hiểu là sự vận động theo chiều hướng từ thấp đến cao. Do vậy, đảm bảo tính phát triển trong PTCTGD nhà trường MN chính là việc xây dựng một CTGD đáp ứng sự phát triển của trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức... Ngồi ra, tính phát triển cịn thể hiện ở chỗ CTGD của các năm học có sự kế thừa, thay đổi theo chiều hướng hoàn thiện.

1.3.4.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là thước đo chân lí. Một CTGD nhà trường có hiệu quả hay khơng phải được đánh giá thông qua việc thực hiện CTGD đó. Điểm xuất phát của CTGD nhà trường phải từ điều kiện thực tại của nhà trường (điều kiện về CSVC, đội ngũ GV, trẻ em của nhà trường). Điều kiện thực tiễn sẽ làm cho các nhà thiết kế CTGD biết cách lựa chọn, điều chỉnh các vấn đề như mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện cho phù hợp với thực tế của nhà trường MN.

1.3.4.5. Đảm bảo tính hệ thống

CTGD nhà trường được xem là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều thành phần, thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá... Các thành phần, thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi một yếu tố sẽ làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến các thành phần, thành tố khác trong toàn bộ hệ thống.

Đối với CTGD nhà trường MN, phần lớn có sự điều chỉnh, thay thế một số mục tiêu, đề tài ở các lĩnh vực, song vẫn phải đảm bảo nội dung mà CTGDMN quốc gia quy định, do đó nó vẫn đảm bảo tính thống nhất của tồn bộ hệ thống.

1.3.5. Quy trình và các hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

PTCTGD là một quá trình liên tục và không ngừng phát triển. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đưa ra quy trình chung cho PTCTGD gồm các bước: Phân tích tình hình; Xác định mục tiêu; Thiết kế CT; Thực hiện CT; Đánh giá và điều chỉnh CT. Trong đó các bước có mối quan hệ gắn bó, khơng thể tách rời nhau.

Có thể vận dụng quy trình chung này vào từng cấp độ PTCT GDMN. Do đó, PTCTGD nhà trường MN cũng gồm 5 bước sau đây:

Bước 1: Phân tích tình hình nhà trường MN; Bước 2: Xác định mục tiêu GD nhà trường MN; Bước 3: Thiết kế CTGD nhà trường MN;

Bước 4: Thực hiện CTGD nhà trường MN;

Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh CTGD nhà trường MN.

Có thể biểu thị quy trình PTCTGD nhà trường MN bằng sơ đồ sau đây: Phân tích tình hình nhà trường MN Xác định mục tiêu GD nhà trường MN Thiết kế CTGD nhà trường MN Thực hiện CTGD nhà trường MN Đánh giá, điều chỉnh CTGD nhà trường MN

Sơ đồ 1.1. Quy trình PTCTGD nhà trường MN

* Phân tích tình hình nhà trường MN

Đây là q trình thu thập những thơng tin chung về nhà trường MN như CSVC, đội ngũ GV, tình hình trẻ trong khối/lớp... Những thơng tin này là căn cứ cho việc phân tích, đánh giá các thuận lợi và khó khăn của nhà trường, làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung của CT. Phân tích tình hình nhà trường MN là khâu quan trọng, không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua bởi một CTGD nhà trường có khả thi và có đạt được đầu ra mong đợi hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào nội dung cần phân tích.

* Xác định mục tiêu GD nhà trường MN

PTCTGD nhà trường MN thường bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu GD. Mục tiêu GD nhà trường MN thường là mục tiêu của độ tuổi, và được thể hiện bởi những tuyên bố về kết quả mong đợi ở đầu ra của một nhóm lớp. Ngay trong một trường MN, mục tiêu GD giữa các nhóm lớp trong cùng một độ tuổi thậm chí khác nhau (do sự khác nhau về chất lượng trẻ trong từng nhóm lớp).

Việc cụ thể hóa các mục tiêu GD là căn cứ định hướng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học. Khơng có mục tiêu GD, việc PTCTGD sẽ có khả năng trở thành việc làm tùy tiện, mất phương hướng.

Trong PTCTGD nhà trường MN, xác định mục tiêu thể hiện ở mục tiêu độ tuổi, mục tiêu chủ đề và mục tiêu bài dạy. Để việc PTCTGD nhà trường MN bảo đảm tính logic, tính thực thi thì cần căn cứ vào mục tiêu của CTGDMN quốc gia, kết hợp với mục tiêu và những định hướng phát triển của địa phương, của nhà trường. Nhất là căn cứ trên thực tế phát triển của trẻ để xác định được mục tiêu GD cho từng khối lớp và nhóm lớp.

* Thiết kế CTGD nhà trường MN

Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong PTCTGD nhà trường MN. Thiết kế CTGD nhà trường MN tức là tạo ra một CTGD cụ thể cho nhà trường trên cơ sở phân tích tình hình nhà trường, đồng thời dựa vào các vấn đề cơ bản cốt lõi của CTGDMN quốc gia, CT địa phương (nếu có).

CTGD nhà trường MN thường bao gồm CTGD cho các độ tuổi (cụ thể đến từng nhóm lớp). Trong bản thiết kế đó chủ yếu bao gồm các vấn đề về mục tiêu, nội dung, các chủ đề, các đề tài ở các lĩnh vực phát triển. Chúng được thiết

kế bao gồm: Kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề (bao gồm cả kế hoạch tuần, kế hoạch ngày) và kế hoạch hoạt động GD.

* Thực hiện CTGD nhà trường MN: Đó là việc triển khai, thực hiện CT theo kế hoạch đã đề ra. Tại các nhóm lớp MN, các loại kế hoạch lần lượt được thực hiện theo trình tự ngược chiều với trình tự thiết kế CTGD. Điều này có nghĩa là GV lần lượt hiện thực hóa kế hoạch hoạt động GD (đồng thời chính là thực hiện kế hoạch chủ đề và kế hoạch năm).

* Điều chỉnh, đánh giá CTGD nhà trường MN: Đánh giá CTGD nhà

trường là việc làm hết sức cần thiết. Vì trong quá trình thực hiện CT sẽ làm bộc lộ các hạn chế và bất cập. Có thể đánh giá theo chu kỳ năm học hoặc theo chủ đề, tức là đánh giá trong quá trình thực hiện CT hoặc đánh giá cuối giai đoạn. Trên cơ sở đánh giá CTGD, nhà trường sẽ điều chỉnh những bất cập trên sao cho phù hợp hơn.

Tóm lại, quy trình PTCTGD nhà trường MN là một quy trình khép kín, liên tục. Kết thúc bước này là khởi đầu cho bước tiếp theo. Cứ như vậy, PTCTGD nhà trường luôn luôn được diễn ra, không ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 51 - 55)